bài hóa cực khó nữa này, mình không giải được.

B

bahapa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. cho 37 g hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 640ml dung dịch HNO3 2M loãng đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y, và còn lại 2,92 g kim loại. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B.4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lit
 
F

final_fantasy_vii

Cái này có lẽ Fe dư, Fe còn pư với Fe(NO3)3 xuống Fe2+

Mình ngĩ dùng bảo toàn e có lẽ ra :D

( khổ wa' ko có nhap với máy tính ) :p
 
M

maili

1. cho 37 g hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 640ml dung dịch HNO3 2M loãng đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y, và còn lại 2,92 g kim loại. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B.4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lit
Gọi nFe = x và nFe3O4=y (nghĩa là có y mol FeO và y mol Fe2O3) (x,y là số mol chất phản ứng, ko tính lượng KL dư)
=>37-2.92=56x+232y (1)
Chúng ta ko nên quan tâm phản ứng diễn ra như thế nào, chỉ quan tâm đầu và cuối phản ứng thôi
Nhận xét: kết thúc phản ứng Fe còn dư=>chắc chắn trong dd chỉ có Fe2+
Như vậy: Fe ban đầu cho e =>Fe2+
FeO hok đóng góp gì
Fe2O3 nhận e=>Fe2+
Bán phản ứng cho e:
Fe - 2e => Fe2+
x-----2x------x
Cac bán phản ứng nhận e:
Fe3+ + 1e => Fe2+
2y--------2y------2y
N5+ + 3e => NO
z---------3z------z

=>bảo toàn e: 2x=2y+3z (2)

Trong dd phải đảm bảo tổng điện tích dương bằng điện tích âm:
Có số điện tích dương = 2(x+3y)
=> số mol NO3- còn trong dd là 2(x+3y)
số mol NO3- bị khử thành NO là z
nNO3- ban đầu= 0.64*2= 1.28 mol

=>bảo toàn nguyên tố N cho: 1.28 = z + 2(x+3y) (3)


Từ (1)(2) và (3)=> z= 0.2
Vậy V=4.48 lít (đáp án B)
 
Last edited by a moderator:
M

mr_quatdien

B-B-B-B-B-B-B, bài này cũng dễ thế mà chủ topic bảo là cự khó !!!!!!!!!! :D
 
M

maili

bạn ơi, có cách giải nào ngắn hơn hok, post lên cho mọi người cùng tham khảo đi.
 
M

mr_quatdien

bạn ơi, có cách giải nào ngắn hơn hok, post lên cho mọi người cùng tham khảo đi.
Cách này cũng nhanh đấy chứ. Nếu làm quen rồi chỉ cần bấm máy tính 1 phút là ra!!!! :D@-)@-)@-)@-)

tớ có 1 hệ, nhanh hơn.
Số mol Fe là a
Số mol O (trong oxit) là b
Số mol NO là C.

1. 56a + 16b =30,04 ( bảo toàn khối lượng)
2. 2a - 2b = 3c ( bảo toàn e)
3. 1,28 - 2a = 3c (bảo toàn điện tich hay còn gọi là bảo toàn nguyên tố)

Bấm máy tính giải hệ 3 phương trình 3 ẩn đó là ra ngay.
 
Last edited by a moderator:
P

phanthulan

hình như anh sai,bấm máy có ra kết quả đâu,anh xem lại,cái phương trình thứ 3 vô căn cứ quá.
 
M

mcdat

Cách này cũng nhanh đấy chứ. Nếu làm quen rồi chỉ cần bấm máy tính 1 phút là ra!!!! :D@-)@-)@-)@-)

tớ có 1 hệ, nhanh hơn.
Số mol Fe là a
Số mol O (trong oxit) là b
Số mol NO là C.

1. 56a + 16b =30,04 ( bảo toàn khối lượng)
2. 3a - 2b = 3c ( bảo toàn e)
3. 1,28 - 2a = 3c (bảo toàn điện tich hay còn gọi là bảo toàn nguyên tố)

Bấm máy tính giải hệ 3 phương trình 3 ẩn đó là ra ngay.

Cách này vẫn dài :)

Gọi x = mol Fe(NO3)2 ; y = mol NO
Ta có hệ
[TEX]\left{180x + 30y = 37 + 0,64.2.63 - 0,64.18-2,92 \\ 2x+y = 0,64.2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow y = 0,2 \Rightarrow B[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

phanthulan

anh ơi nhưng lượng Fe dư anh không trừ đi hay sao thế.
//////////////////////////////////////////////////////////
 
M

maili

tớ có 1 hệ, nhanh hơn.
Số mol Fe là a
Số mol O (trong oxit) là b
Số mol NO là C.

1. 56a + 16b =30,04 ( bảo toàn khối lượng)
2. 3a - 2b = 3c ( bảo toàn e)
3. 1,28 - 2a = 3c (bảo toàn điện tich hay còn gọi là bảo toàn nguyên tố)

Bấm máy tính giải hệ 3 phương trình 3 ẩn đó là ra ngay.
bạn ơi mình nghĩ phải là thế này:
1. 56a+16b=34.08 (bảo toàn khối lượng)
2. 2a=2b+3c (bào toàn e)
3. 1.28=2a+c (bảo toàn N)
 
M

maili

Cách này vẫn dài :)

Gọi x = mol Fe(NO3)2 ; y = mol NO
Ta có hệ
[TEX]\left{180x + 30y = 37 + 0,64.2.63 - 0,64.18 \\ 2x+y = 0,64.2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow y = 0,2 \Rightarrow B[/TEX]
cho mình hỏi là ở phương trình 1, cuối cùng có -0.64*18 là khối lượng nước phải ko? Sao lại biết số mol nước là 0.64
 
M

mai_la_ban_tot

Đây là bài trắc nghiệm nên chả cần dài dòng, cần giải trong vòng 1 phút 30s mới thi ĐH được. Bạn viết phương trình phản ứng:
Fe: 4HNO3 => NO
Fe3O4: 10HNO3 => NO

Đặt x = mol HNO3 của Fe; y = mol HNO3 của Fe3O4
=> có hệ:
x + y = 1,28 // x/4 + y/10 = mol NO

Thế đáp án vào => B là đáp án khả thi nhất => chọn B

Ps: phương pháp không hàn lâm lắm :rolleyes: nhưng hiện giờ thì luôn đúng.
 
M

mr_quatdien

hình như anh sai,bấm máy có ra kết quả đâu,anh xem lại,cái phương trình thứ 3 vô căn cứ quá.
Cái phương trình 3 đó là dùng bảo toàn nguyên tố N trước và sau PƯ. Bấm máy vẫn ra bình thường!!!!!!!!.

bạn ơi mình nghĩ phải là thế này:
1. 56a+16b=34.08 (bảo toàn khối lượng)
2. 2a=2b+3c (bào toàn e)
3. 1.28=2a+c (bảo toàn N)
Hihi, viết nhầm tí :D, cái đó là 2a-2b=3c. Tại lúc đó khuya quá, buồn ngủ @-)@-)@-)@-). Đã sửa.
Mà cách củ mcdat cũng nhanh đấy chứ, cách này chắc 45s là ra :D
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

cho mình hỏi là ở phương trình 1, cuối cùng có -0.64*18 là khối lượng nước phải ko? Sao lại biết số mol nước là 0.64
---> Đơn giản vì toàn bộ axit đã tg pư hết ==> n(H trong axit) = 2xn(H2O sau pư)=0,64x2 ==> n(H2O) =....
---> Thật ra nói pp nhanh nhất cũng chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào từng người --> Người nào quen với pp nào nhất thì pp đó nhanh nhất ^^ ---> Chứ nếu vào thi mà còn tìm pp nhanh nhất cho bài đó thì...:-SS Trừ khi học rất chắc,nhìn vào đề trong vòng 30s là nắm ngay hướng giải thì ko nói,còn thường là trong khi đọc đề,trong đầu nghĩ ra pp nào là..."hốt" liền --> lựa chọn đắn đo là mất tg thêm thôi :| --> ý kiến chủ quan b-(

P/S: ví dụ như bài trên lần đầu tui làm cũng làm kiểu pp về hệ pt 2 ẩn như của bạn dat (áp dụng bt KL) --> nhưng thực tế để tìm ra pt áp dụng bt KL thì cũng phải tính 1 số bước nhỏ,chứ ko phải chỉ cần...2 dòng ra 2 pt của hệ như bạn mcdat post đâu :D cái đó chỉ là kết quả sau các bước tính toán nhỏ
---> Con người thường nhìn vào hào quang của người khác mà "than thở" cho bản thân mình,ít ai "nhìn" thấy đc rằng để có đc hào quang đó người kia đã phải "đổ máu" như thế nào =(( ---> G9 and Gluk all ^^
 
Last edited by a moderator:
B

bahapa

Cảm ơn các bạn rất nhiều, thực ra mình không giỏi hóa nên những bài như thế này với mình là khó. Tiện đây nhờ các bạn giải giúp mình thêm một số bài nhé:

1. Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính giá trị của m.( bài này mình chưa hiểu ng ta cho khối lượng dung dịch giảm để làm gì???)

2.Lấy x mol Al cho vào 1 dung dịch có y mol AgNO3 và z mol Zn(NO3)2. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch D có 2 muối. Cho dung dịch D tác dụng NaOH dư không có kết tủa. Lập mối quan hệ giữa x,y và z.

3. Điện phân vừa hết dung dịch muối nitrat của kim loại M thấy khối lượng catot tăng 30,24 gam , đồng thời ở anot thu được 9,072 lit khí (đktc). KL M là gì?

MÌnh nhờ hơi nhiều bài nhưng với khả năng của các bạn chắc đọc đề phát là ra đáp án luôn nên giúp mình nhé. Thanks nhìu nhìu...
 
X

xuantungaut2t

Cảm ơn các bạn rất nhiều, thực ra mình không giỏi hóa nên những bài như thế này với mình là khó. Tiện đây nhờ các bạn giải giúp mình thêm một số bài nhé:

1. Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính giá trị của m.( bài này mình chưa hiểu ng ta cho khối lượng dung dịch giảm để làm gì???)

Khối lượng dung dịch giảm là do khối lượng kết tủa sinh ra trừ đi khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] thêm vào vì bài này không nói rõ là [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] có dư hay không
[TEX]=>m_{CO_2}=6.6[/TEX]
[TEX]=>n_{CO_2}=0.15[/TEX] mol
[TEX]=>m_{C_6H_{12}O_6}=\frac{0,15.180.100}{90.2}=15[/TEX] gam nhé!

Có sai thì cũng thứ lỗi nha mình làm vội quá!
 
Top Bottom