bài giao thoa anh sang

B

batista895

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có mấy bài trong Bài giảng giao thoa anh sang cua thay Thao mình khong hieu, ai chi giúp, nhớ giải ra đáp số giùm! Thanks trước

Bài tập 1: Cho thí nghiệm I âng, biết a=1mm, D=3m, λ=0,5 µm
1.Tìm tạo độ vân sáng bậc 2, tọa độ vân tối bậc 4, tính khoảng cách giữa 2 vân này
2.Tính khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 10, khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp
Cho MN có tọa độ trên màn E. Tìm số vân sáng, vân tối trong đoạn MN, kể cả điểm MN.

3.Tìm số vân: N(s), N(t)

a. Số vân sáng:
x(M)≤ki≤x(N)<=>20≤1.5k≤30 =>N(s)=17 vân.

Chỗ này ở đâu ra? x(M), x(N) tính làm sao?




Bài tập 2: Cho hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng a = 5 mm và cách đều một màn E một khoảng D = 2 m. Quan sát vân giao thoa trên màn, người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ 5 đến vân trung tâm là 1, 5 mm. Người ta đặt thêm một bản mặt song song L có chiết suất n = 1, 50 và độ dày e = 1 mm trên đường đi của chùm sáng xuất phát từ S1 đến màn. Tính độ dịch chuyển của hệ vân so với trường hợp không có bản L.

Bài tập 3:
Cho thí nghiệm I âng biết a=1mm, D=2m, S là nguồn sáng trắng
1. Giải thích hiện tượng xuất hiện trên màn E
2. Tìm bề rộng giải quang phổ bậc 1, 2, n
3. Tại điểm có tọa độ 2cm trên màn có bao nhiêu vân sáng trùng nhau, bao nhiêu vân tối trùng nhau, chỉ rõ bậc và bước sóng

Bài tập 4: Cho 2 lăng kính giống hệt nhau có góc chiết quang A(1)=A(2)=20`,l`=3/10^(-4)rad. Một nguồn sáng
điểm S có bước sóng 0,5 µm nằm trên đường phân giác SH cách 2 lăng kính một khoảng d(1)=0.5m biết rằng 2 ảnh của S nằm trong mặt phẳng vuông góc với SH và đi qua S. Đặt 1 màn E song song với 2 ảnh đó, cách 2 lăng kính là d(2)=2,5 m.
Tính khoảng vân giao thoa, tính độ rộng của trường giao
thoa, tính số vân sáng, vân tối trong trường giao thoa
 
Last edited by a moderator:
V

vietnhat02

bài 1:
toạ độ vân sáng bậc 2: x1=2i=2*[tex]\lambda[/tex]*D/a =2*0,5*3*10^-3/10^-3=3(m)
toạ độ vân tối bậc 4: x2=(2*4-1)*i=7*1,5=10,5(m)
khoảng cách giữa 2 vân này là: \triangle \x=x2=x1=7,5(m)
khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 10: x=10i=15(m)
khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp: d=3i=4,5(m);
Số vân sáng trong đoạn MN: N(s)=2*[MN/2i] +1; ( Với [MN/2i] ta lấy phần nguyên);
Số vân tối trong đoạn MN: N(t)=N(s) - 1; (Nếu phần thập phân của MN/2i < 0,5);
hoặc N(s) + 1; (Nếu phần thập phân của MN/2i > 0,5);
 
V

vietnhat02

Tư liệu bài giảng không có
Còn trong video bài giảng thì thầy cho toạ độ điểm M,N lần lượt là x(M)= 2cm và x(N) = 3cm
 
H

hocmai.vatli

Hocmai.vatli chào em!
Mong các em thông cảm về sự chậm trễ, tuy nhiên những ngày qua nghỉ tết nên hocmai chưa trả lời được các em sớm
Các bài tập em hỏi có thể giải như sau:
Bài 1:
(Gợi ý của bạn Vietnhat02 có những ý đúng, tuy nhiên vẫn có 1 số ý bị lỗi)
1. Tọa độ vân sáng: [TEX]x_S=ki[/TEX]
\RightarrowTọa độ vân sáng bậc 2 (ứng với [TEX]k=\pm 2[/TEX]): [TEX]x_S2=\pm 2i[/TEX]
Toạ độ vân tối [TEX]x_T=(k+1/2)i[/TEX]
\RightarrowTọa độ vân tối bậc 4 (ứng với k=3 và k=-4) : [TEX]x_T4=\pm \frac{7}{2}i[/TEX]
- Khoảng cách giữa 2 vân này chia làm 2 TH:
+ 2 vân cùng phía: [TEX]l_{24}=(7/2-2)i[/TEX]
+2 vân khác phía: [TEX]l_{24}=(7/2+2)i[/TEX]
2.
khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 10: [TEX]l_{0/10}=10i[/TEX]
khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp : l=3i
- Để tìm số vân sáng, vân tối trên MN, gọi điểm I nằm trên đoạn MN, như vậy tọa độ điểm I phải thỏa mãn: [TEX]x_M\leq x_I\leq x_N[/TEX] (1)
Mặt khác:
+ Nếu I là vân sáng thì thỏa mãn: [TEX]x_I=ki[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) ta được điều kiện của k
+Nếu I là vân tối thì tọa độ điểm I phải thỏa mãn: [TEX]x_I=(k'+1/2)i[/TEX] (2')
Từ (1) và (2') ta lại được điều kiện k'
Điều kiện k, k' nguyên
 
H

hocmai.vatli

Có mấy bài trong Bài giảng giao thoa anh sang cua thay Thao mình khong hieu, ai chi giúp, nhớ giải ra đáp số giùm! Thanks trước

Bài tập 1: Cho thí nghiệm I âng, biết a=1mm, D=3m, λ=0,5 µm
1.Tìm tạo độ vân sáng bậc 2, tọa độ vân tối bậc 4, tính khoảng cách giữa 2 vân này
2.Tính khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 10, khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp
Cho MN có tọa độ trên màn E. Tìm số vân sáng, vân tối trong đoạn MN, kể cả điểm MN.

3.Tìm số vân: N(s), N(t)

a. Số vân sáng:
x(M)≤ki≤x(N)<=>20≤1.5k≤30 =>N(s)=17 vân.

Chỗ này ở đâu ra? x(M), x(N) tính làm sao?




Bài tập 2: Cho hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng a = 5 mm và cách đều một màn E một khoảng D = 2 m. Quan sát vân giao thoa trên màn, người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ 5 đến vân trung tâm là 1, 5 mm. Người ta đặt thêm một bản mặt song song L có chiết suất n = 1, 50 và độ dày e = 1 mm trên đường đi của chùm sáng xuất phát từ S1 đến màn. Tính độ dịch chuyển của hệ vân so với trường hợp không có bản L.

Bài tập 3:
Cho thí nghiệm I âng biết a=1mm, D=2m, S là nguồn sáng trắng
1. Giải thích hiện tượng xuất hiện trên màn E
2. Tìm bề rộng giải quang phổ bậc 1, 2, n
3. Tại điểm có tọa độ 2cm trên màn có bao nhiêu vân sáng trùng nhau, bao nhiêu vân tối trùng nhau, chỉ rõ bậc và bước sóng

Bài tập 4: Cho 2 lăng kính giống hệt nhau có góc chiết quang A(1)=A(2)=20`,l`=3/10^(-4)rad. Một nguồn sáng
điểm S có bước sóng 0,5 µm nằm trên đường phân giác SH cách 2 lăng kính một khoảng d(1)=0.5m biết rằng 2 ảnh của S nằm trong mặt phẳng vuông góc với SH và đi qua S. Đặt 1 màn E song song với 2 ảnh đó, cách 2 lăng kính là d(2)=2,5 m.
Tính khoảng vân giao thoa, tính độ rộng của trường giao
thoa, tính số vân sáng, vân tối trong trường giao thoa

CHào em!
Hocmai hướng dẫn em các câu tiếp sau:
Bài 2:
Do khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng trung tâm là 4 khoảng vân \Rightarrow[TEX]i=\frac{1,5}{4}mm[/TEX]
Khi đặt trước nguồn S1 một bản mặt song song có bề dày là e, chiết suất n thì ta có công thức xác định tọa độ vân sáng trung tâm lúc này là:
[TEX]x_0=\frac{(n-1)eD}{a}[/TEX]
Đây cũng là độ dịch chuyển của vân sáng trung tâm, và hệ vân cũng dịch chuyển một khoảng [TEX]x_0[/TEX] như trên so với khi chưa đặt bản L
Bài 3:
1. (Em đọc lại lý thuyết)
2. Bề rộng dải quang phổ bậc n:
Trên màn quan sát thu được hệ vân giao thoa của ánh sáng trắng, dải màu thu được biến thiên từ đỏ đến tím, khoảng cách từ vân đỏ đến vân tím trên màn quan sát được gọi là vùng quang phổ hay bề rộng dải quang phổ. Do mỗi ánh sáng đơn sắc tạo nên hệ vân có bậc khác nhau nên vùng quang phổ cũng cũng có bậc theo bậc của vân sáng
Độ rộng vùng quang phổ bậc n là:
[TEX]\Delta x_n=x_{do}(n)-x_{tim}(n)=n\frac{\lambda _d.D}{a}-n\frac{\lambda _t.D}{a}=n\frac{(\lambda _d-\lambda _t).D}{a}[/TEX]
3. Tại điểm M có: [TEX]x_M=2cm[/TEX], trên màn có bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối trùng nhau?
+ Để tìm số vân sáng trùng nhau tại [TEX]x_M=2cm[/TEX]
[TEX]x_s=x_M\Leftrightarrow k\frac{\lambda D}{a}=x_M\Rightarrow \lambda =\frac{a.x_M}{kD}[/TEX] (1)
Mặt khác do nguồn là ánh sáng trắng nên: [TEX]0,38\mu m\leq \lambda \leq 0,76\mu m[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow các giá trị k nguyên. Số các giá trị k nguyên thoả mãn bất phương trình trên cho biết số vân sáng trùng nhau tại M
Với các k tìm được thay vào (1) tìm được các bước sóng tương ứng. Về bậc của vân sáng thì, ta thấy vì x>0 nên xét về chiều + nên các giá trị của k ứng với các vân sáng bậc k
+ Số vân tối trùng nhau tại [TEX]x_M=2cm[/TEX]àm tương tự:
[TEX]x_t=x_M\Leftrightarrow (2k+1)\frac{\lambda D}{2a}=x_M\Rightarrow \lambda =\frac{2a.x_M}{(2k+1)D}[/TEX] (1')
[TEX]0,38\mu m\leq \lambda \leq 0,76\mu m[/TEX] (2')
Từ (1') và (2') \Rightarrow các giá trị k nguyên.
Về bậc của vân tối thì vì x>0 nên xét về chiều +, do đó ứng với k thì bậc là k+1
Bài 4: (Đề bài không rõ em nhé)
 
Top Bottom