Sử 8 Bài giảng sử 8

T

thaolovely1412

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I
THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Bài 1
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN


A. Lý thuyết
I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV - XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ KỈ XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
a. Kinh tế:
- Đến thế kỉ XV, nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường…có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn.
b. Xã hội
- Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
a. Nguyên nhân:
Vương quốc Tây Ban Nha ra sức ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc lan.
b. Diễn biến
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập "Các tỉnh liên hiệp (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được công nhận.
c. Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

II. CÁCH MẠNG ANH GIỮA THẾ KỈ XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
* Kinh tế:
- Sự phát triển của các công trường thủ công,
- Nhiều trung tâm công nghiệp lớn : Luân Đôn
- Nhiều phát minh mới về kĩ thuật
* Xã hội:
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
- Đời sống nhân dân nghèo khổ.
-Mâu thuẫn giữa các tầng lớp XH gay gắt
* Nguyên nhân của Cách mạng tư sản Anh:
+ Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản.
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới.
2. Tiến trình cách mạng
a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
- Năm 1642, nộị chiến bùng nổ.
- Năm 1648, quân đội nhà vua bị đánh bại.
b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
- Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1688, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Tuynhiên là cuộc cách mạng không triệt để.

B. Câu hỏi bổ sung
Câu 1: Nguyên nhân nói cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 2: Hãy trình bày nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, qua đó chỉ rõ tính chất tiến bộ của Tuyên ngôn được thể hiện điểm nào?

C. Có thể bạn chưa biết:
Là con đầu lòng của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai, Mary Ball Washington (1708–1789), George Washington sinh ra trong trang trại Pope's Creek gần nơi ngày nay là Colonial Beach trong Quận Westmoreland, Virginia. Theo lịch Julius (có hiệu lực vào lúc đó), Washington sinh ngày 11 tháng 1 năm 1731; theo lịch Gregory, sử dụng tại Anh và các thuộc địa thì ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732. Tổ tiên của Washington đến từ Sulgrave, Anh; ông cố của ông là John Washington di cư đến Virginia năm 1657. Có ý kiến cho rằng: George Washington và Nữ hoàng nước Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông, Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ. Cha ông sau này có thử thời vận với nghề khai quặng sắt. Thời George còn trẻ, gia đình ông là những thành viên khá giả thuộc tầng lớp quí tộc nhỏ tại Virginia, ở vào cấp bậc trung lưu hơn là một trong những gia đình hàng đầu.


- Nguồn tài liệu: Sách Giáo Khoa, sách Giáo Viên, Google hình ảnh, violet
- Người soạn: ® thoiminh
- Mọi copy xin ghi rõ nguồn: " ® thoiminh - Diendan.hocmai "​
Link: https://www.youtube.com/watch?v=uh__A3yWX_M
[YOUTUBE]uh__A3yWX_M[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

[/CENTER]

Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
Tiết 2: III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
[/CENTER]

III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
1.Tình hình các thuộc địa
- 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường TBCN
- Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa nảy sinh
\Rightarrow dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập.
2. Diển biến của cuộc chiến tranh:
- Tháng 12-1773 sự kiện Bô-xtơn, tấn công tầu chở chè.
- Ngày 5-9 đến 26-10-1774 hội nghị Phi-la-đen-phi-a đòi xóa luật vô lý.
- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ giữ chính quốc và thuộc địa, chỉ huy của nghĩa quân là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn.
- Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa..
- Ngày 17-10-1777, quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn ở Xa-ra-tô-ga.
- Hiệp ước Véc-xai năm 1773 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.
3, Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Kết quả: Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa. Hợp chủng quốc Mỹ ra đời.
- Ý nghĩa:
+Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ.
+ Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
+ Đây chính là cuộc cách mạng tư sản.


Câu hỏi bổ sung:
Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2: Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản?

Có thể bạn chưa biết?

scene_at_the_signing_of_the_constitution_of_the_united_states.jpg


05-co-so-27212-450.jpg


Cảnh ký hiến pháp Mỹ​

 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Bài 2. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP​

I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Lạc hậu
- Công thương nghiệp: Phát triển, nhưng bị phong kiến kìm hãm
2. Tình hình chính trị- xã hội
- Tăng lữ , quý tộc có mọi quyền hành, không đóng thuế
- Đẳng cấp thứ ba ( nhân dân, tư sản, các tầng lớp nhân dân khác): không có quyền gì, phải đóng thuế.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến và có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng.
- Các nhà tư tưởng: Mông-te-xki-ơ, Vôn -te, Giăng Giắc Rút-xô
- Ca ngợi tự do và tố cáo chế độ phong kiến

II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
- Chế độ PK suy yếu: Số nợ lên cao, công thương nghiệp đình đốn
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
-5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp
- 17/6/1789 Đẳng cấp thứ ba tự họp thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố thành lập Quốc hội lập hiến
- 14/7/1789 quần chúng tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti

III. Sự phát triển của cách mạng
1. Chế độ quân chủ Lập hiến( 14-7-1798 đến 10-8-1792)
- Từ ngày14-7-1789 phái Lập hiến của đại tư sản lên cầm quyền.
- 8-1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- 9-1791: Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
- 4-1792: Nội phản, ngoại xâm
- 10-8-1792:Lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.
2. Bước đầu của nền cộng hoà( từ ngày 21-1792 đến 2-6-1793)
- 21-9-1791 Nền cộng hoà được thành lập.
- 1793 Tổ quốc lâm nguy.
- 2-6-1793 Khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
3. Chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh( 2-6-1793 đến 27-7-1794)
- 2-6-1793 Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền tạp hợp nhân dân chiến thắng ngoại xâm và nội phản.
- 27-7-1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng kết thúc.
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII.
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất.
- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền và có ảnh h ư ởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới.


Câu hỏi bổ sung
1. Những nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng tư sản Pháp?
2. Các nhà tư tưởng đã có đóng góp gì cho chuẩn bị cách mạng?


Có thể bạn chưa biết?
untitled_zps310998ca.png

- Nguồn tài liệu: Sách Giáo Khoa, sách Giáo Viên, Google hình ảnh, violet
- Người soạn: ® thoiminh
- Mọi copy xin ghi rõ nguồn: " ® thoiminh - Diendan.hocmai "​

[YOUTUBE]8aA0vv1uxvg[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

- Nguồn tài liệu: Sách Giáo Khoa, sách Giáo Viên, Google hình ảnh, violet
- Người soạn: ® thoiminh
- Mọi copy xin ghi rõ nguồn: " ® thoiminh - Diendan.hocmai "​
[YOUTUBE]izxOKEMtkbg[/YOUTUBE]​

Bài 3
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI

I. Cách mạng công nghiệp:
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
a. Nguyên nhân: Xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: Vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật.
b. Nội dung: Chế tạo máy móc sử dụng trong sản xuất và giao thông vận tải.
c. Thành tựu: Ngành dệt-Các ngành kinh tế-Giao thông vận tải.
- 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế máy kéo sợi
- 1769 Ác-crai-tơ phát minh máy kéo sợi
- 1785 Ét- mơn Các-rai: máy dệt
- 1784 Giêm Oát : máy hơi nước
d. Kết quả:
- Từ sản xuất nhỏ thủ công chuyển sang sản xuất lớn bằng máy móc. - Anh trở thành nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
a. Pháp:
- Bắt đầu từ năm 1830 đến giữa TK XIX
- Các ngành sản xuất tăng lên nhiều.
- Kinh tế phát triển đứng thứ hai thế giới (sau Anh)
b. Đức:
- Bắt đầu từ năm 1840.
- Kinh tế phát triển nhanh về tốc độ và năng suất.
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
- Xã hội: Hình thành hai giai cấp cơ bản đó là tư sản và vô sản. Mâu thuẫn giai cấp nảy sinh


II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thếgiới:
1.Nguyên nhân.
- Kinh tế TBCN phát triển.
- Các cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở châu Mĩ.
2. Các cuộc cách mạng tư sản TK XIX
a. Ở Mĩ la tinh
- Một loạt các quốc gia tư sản mới được thành lập.
b. Ở châu Âu
- 1848-1849, cách mạng bùng nổ ở Pháp.
- Năm 1859 - 1870 đấu tranh thống nhất I-ta-li-a.
- Năm 1864- 1871, đấu tranh thống nhất nước Đức.
- 2-1861: cải cách nông nô ở Nga
3. Sự xâm lược của tư bản phương tây đối với các nước Á, Phi.
a. Nguyên nhân:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường tăng nhanh.
b. Kết quả: hầu hết các nước châu Á, Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.


Câu hỏi bổ sung
1. Nêu các hình thức tiến hành cách mạng tư sản đã học: Mục đích chung của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Nguyên nhân các nước Á, Phi nhanh chóng là thuộc địa của các nước Tb phát triển?
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Bài 4
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC



I. Phong trào công nhân nữa đầu TK XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
a. Nguyên nhân: công nhân bị bóc lột nặng nề, lương thấp điều kiện ăn ở và làm việc thấp kém, tồi tàn...
b. Hình thức đấu tranh:
- Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công.
- Đòi tăng lương, giảm giờ làm
c. Kết quả: thành lập các công đoàn.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
- 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa.
- 1844 công nhân dệt vùng Sơ-lê-din(Đức) nổi dậy khởi nghĩa.
- 1836-1847 phong trào Hiến chương nổ ra ở Anh, có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
*Tạo bảng hệ thống: \
untitled11fdec.png

* Kết quả: đều thất bại
* Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC: (đọc thêm)



*Câu hỏi bổ sung:
1. Nguyên nhân dẩn đến phong trào công nhân nửa đầu TK XIX?
2. Nguyên nhân nói công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới?



*Có thể em chưa biết:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Quốc tế thứ nhất là Hội đồng trung ương (từ nǎm 1866 là Đại hội đồng) do C.Mác là ủy viên thường trực. Khắc phục những ảnh hưởng tiểu tư sản và những khuynh hướng bè phái lúc đó đang tồn tại trong phong trào công nhân, C.Mác đã đoàn kết xung quanh mình những người giác ngộ nhất để lãnh đạo cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của công nhân ở các nước, củng cố sự đoàn kết quốc tế của họ. Quốc tế thứ nhất đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp truyền bá chủ nghĩa Mác và trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.Nǎm 1876, tại Hội nghị Philađenphia (Mỹ), Quốc tế thứ nhất đã thông qua nghị quyết chính thức giải tán





 
D

deadguy

Bài 5 CÔNG XÃ PA-RI 1871
1/ Hoàn cảnh ra đời của công xã.
Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất Đức, Pháp tuyên chiến với Phổ và thất bại 2/9/1870.
4/9/1870 nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ chính quyềnNapoleongIIIàchính phủ lâm thời Tư Sản thành lập.(chính phủ vệ quốc)
Quân Phổ bao vây Pari, chính phủ Tư Sản vội vã xin đình chiến, nhân dân chống lại sự đầu hàng của tư sản kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
2/Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 sự thành lập công xã.
-18-31871 chi e tấn công đồi Mông-mác nhưng thất bại tháo chạy về Vecxay,binh lính ngả về cách mạng
– Ủy ban trung ương quốc dân đảm nhận vai trò chính phủ lâm thời
-26-3-1871 bầu hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông,
-25-3-1871 công xã thành lập
-Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên
II/ Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pari
– Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là hội đồng công xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các uỷ ban thi hành pháp luật.
-Giải tán quân đội, cảnh sát chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân
-Thi hành các sắc lệnh phục vụ nhân dân.
– Giao công nhân quả lí các xí nghiệp: quy định lương tối thiểu, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân
-Thực hiện giáo dục bắt buộc, miễn họcphí
à công xã Pari trở thành 1 nhà nước kiểu mới: do dân vì dân
III/ Nội chiến ở Pháp, ýnghĩa lịch sử của công xã Pari:
1/ Nội chiến:
-4/1871 quân Vecxay tấn công Pari.
-Tháng 5/1871 Chie kí hoà ước với Đức.
-20/5/1871 quân Véc xai tổng tấn công vào thành phố.
-27/5/1871 trận chiến đấu cuối cùng của công xã diễn ra nghĩa địa Chalase do.
-28/5/1871 lịch sử gọi là “ Tuần lễ đẫm máu”
2. ý nghĩa bài học lịch sử công xã Pa ri
a. Ý nghĩa:
Là hình ảnh chế độ mới của dân, do dân và vì dân
b.Bài học: Phải có chính Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù.
 
M

manh550

Bài 6
Tiết 10
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP ĐỨC, MỸ
I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ
1. Anh
a. Kinh tế
+ Cuối TKXIX, công nghiệp phát triển chậm lại, đứng thứ 3 thế giới.
+ Đầu TKXX, các công ty độc quyền công nghiệp và tài chính ra đời.
b. Chính trị
Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
thu lợi nhuận cao.Thị trường, nguyên liệu tại chỗ, nhân công rẻ
Anh chuyển sang giai đoạn đế quốc
+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa,
+ Là nước quân chủ lập hiến do Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
* Đặc điểm của CNĐQ Anh:
Chủ nghĩa đế quốc thực dân
Giải thích đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?
Sự tồn tại, phát triển của CNĐQ Anh dựa chủ yếu vào việc bóc lột hệ thống thuộc địa của nó.
2. Pháp
a. Kinh tế
+ Cuối TKXIX, công nghiệp phát triển chậm lại, đứng thứ 4 thế giới.
+ Đầu TKXX, các công ty độc quyền ra đời, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
b. Chính trị
Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc
+ Đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa.
* Đặc điểm của CNĐQ Pháp:
Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
+ Là nước cộng hòa tư sản
Sự tồn tại, phát triển của CNĐQ Pháp dựa chủ yếu vào việc cho các nước tư bảm chậm tiến (Nga, các nước Mỹ La-tinh...) vay lấy lãi.
3. Đức
a. Kinh tế
+ Đứng đầu châu Âu, đứng thứ 2 thế giới.
+ Cuối TKXIX, các công ty độc quyền ra đời trong lĩnh vực luyện kim, than đá.
b. Chính trị
Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc
+ Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang.
* Đặc điểm của CNĐQ Đức:
Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
+ Là nước chuyên chế
4. Mỹ
a. Kinh tế
+ Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới.
+ Cuối TKXIX - đầu TKXX, các công ty độc quyền khổng lồ ra đời.
b. Chính trị
Mỹ chuyển sang giai đoạn đế quốc
+ Tăng cường bành trướng, tranh giành thuộc địa.
* Đặc điểm của CNĐQ Mỹ
Chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới.
+ Đề cao vai trò Tổng thống, do 2 Đảng - Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
Moden “T”
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Tiết 12, bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX . QUỐC TẾ THỨ HAI
1.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
+Qui mô, phạm vi đấu tranh
ở nhiều nước .
+Tính chất, hình thức phong
phú hơn
-ý thức giác ngộ giai cấp .
-Học thuyết Mác giành thắng lợi trong phong trào công nhân.
-Mác, Ăng-ghen với uy tín lớn lãnh đạo phong trào.
Nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ra đời :
+Đảng Xã hội dân chủ Đức.
+Đảng công nhân Pháp.
+Nhóm giải phóng lao động Nga.
2. Quốc tế thứ hai (1889-1914 )
+Nhiều tổ chức , chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải có tổ chức thống nhất lãnh đạo .
+Quốc tế thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ và giải tán . Yêu cầu phải có tổ chức mới.
+Ngày 14-7-1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pa-ri.

Giai đoạn (1889- 1895)
Dưới sự lãnh đạo của
Ăng –ghen , phong trào
công nhân phát triển
Mạnh và có sự thống
nhất chung .

Giai đoạn (1895 -1914)
Sau khi Ăng- ghen từ trần ,
Quốc tế hai xa rời đường
lối đấu tranh cách mạng
thỏa hiệp với tư sản.Năm
1914, Quốc tế hai tan rã.

 
T

testviec1

Tiết 13 - Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ KỸ THUẬT
1. Công nghiệp
+ Cải tiến kỹ thuật luyện kim ® Máy móc
+ Máy hơi nước sử dụng rộng rãi
+ Nhiên liệu mới : than đá, dầu mỏ
+ Nguyên liệu chính là sắt
2. Giao thông và liên lạc
+ Giao thông : tàu thủy, xe lửa
+ Liên lạc : Máy điện tín
3. Nông nghiệp
+ Kỹ thuật : Dùng phân hóa học , máy kéo, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập
+ Phương pháp : Chuyên canh , luân canh
4. Quân sự : Sản xuất vũ khí hiện đại
II NHỮNG TIẾN BỘ VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
1 Khoa học tự nhiên
- Thế kỷ XVIII Nưi Tơn ( Anh ) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
- Thế kỷ XVIII Lô-mô –nô- xốp ( Nga) : định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
- 1837 Puốc –kin-giơ (Séc ) : Đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào
- 1859 Đác- uyn ( Anh ) : thuyết tiến hóa và di truyền
2. Khoa học xã hội
Có những bước tiến mạnh với các nghiên cứu về:
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
- Chính trị kinh tế học tư sản
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
=> Đả phá chế độ phong kiến, phê phán mặt trái của CNTB, giải thích rõ qui luật vận động của thế giới, thúc đẩy xã hội phát triển.
 
M

manh550

Tiết 15. Bài 9. ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII-ĐẦU THẾ KỈ XX
I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH
Đầu TK VIII Ấn Độ là thuộc địa của Anh.
-Anh thi hành chính sách vơ vét tàn bạo
-Hậu quả:
+ Đất nước ngày càng lạc hậu
+Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng chết đói hàng loạt
II- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ
a) Khởi nghĩa Xi-pay(1857-1859)
60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy.
-Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung
- Nghĩa quân lập chính quyền ở 3 thành phố lớn.
- Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp.
Lược đồ khởi nghĩa Xi-pay
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần bất khuất chống thực dân, giải phóng dân tộc.
Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng đại bác rồi bị bắn cho tan xương, nát thịt.
b) Đảng Quốc đại
- 1885 Đảng Quốc đại thành lập
- Đảng Quốc đại thành lập nhằm mục đích gì?
Đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc
- Mục đích: Đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc
- 6-1908 thực dân Anh bắt giam Ti-lắc.
Ti-lắc người cầm đầu phái “ Cấp tiến”
c) Khởi nghĩa Bom-bay (1908)
-7-1908 công nhân ở Bom-bay bãi công chính trị.
- Công nhân khởi nghĩa, lập chiến lũy trên đường phố
- Thực dân Anh đàn áp dã man, cuộc khởi nghĩa thất bại
 
M

manh550

TIẾT 16 - BÀI 10:
TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ
Vì sao các nước đế quốc xâm chiếm TQ?
- Trung Quốc: Nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có nền văn hóa phát triển, chế độ phong kiến suy yếu, thối nát -> là miếng mồi béo bở, hấp dẫn chủ nghĩa đế quốc.
- Đế quốc xâm lược: Tháng 6/1840 Thực dân Anh gây “ Chiến tranh thuốc phiện”, mở đầu cho quá trình xâm lược TQ. Tiếp đó các nước Châu Âu, Mĩ, Nhật đua nhau xâm chiếm.
- Hậu quả: Triều Mãn Thanh bất lực ký hiệp ước nhường cho ĐQ nhiều quyền lợi, TQ trở thành nước “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”
III. CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)
1. Tôn Trung Sơn và Trung quốc đồng minh hội
- 8.1905 Tôn Trung Sơn thành lập TQ đồng minh hội. Đường lối theo học thuyết Tam dân.
2. Cách mạng Tân Hợi (1911)
- 10/10/1911: Khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở Vũ Xương dẫn đến thắng lợi lan khắp cả nước, chính phủ Mãn Thanh sụp đổ.
- 29/12/1911: Chính phủ lâm thời thành lập, cách mạng Tân Hợi thắng lợi.
- 2/1912: Viên Thế Khải làm Tổng thống, cách mạng Tân Hợi kết thúc.
Vì sao Viên Thế Khải được làm Tổng thống?
* Diễn biến:
Viên Thế Khải
Tôn Trung Sơn mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải, (do triều Mãn Thanh phản ứng có sự hậu thuẫn của đế quốc) nhường cho ông ta làm Tổng thống vào tháng 2/1912, Cách mạng kết thúc.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Trung Quốc thiết lập chế độ CHTS.
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
Cách mạng Tân Hợi có hạn chế gì?
* Hạn chế:
- Không chống đế quốc, chống phong kiến nhưng không triệt để, không dựa vào nhân dân.
 
T

testviec1

Tiết 17 -Bài 11. Các nước đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx

TIẾT 17 - BÀI 11. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX​
♦ Vị trí địa lí của Đông Nam Á
+ Nằm ở Đông Nam châu Á
+ Rộng 4.494.047 km²
+ Dân số 556.200.000 người
+ Gồm 11 quốc gia: Bôrôbuđua (Inđônêxia); Chùa Vàng (Mianma); Huế (Việt Nam); Thạt Luổng (Lào); Ăngco Vát (Campuchia); Thánh đường Manila (Philippin)
+ Khoáng sản chủ yếu: than, sắt, đồng, thiếc, dầu mỏ...
+ Nông sản: Lúa, hồ tiêu, mía, dừa...
♦ Vua Thái Lan (Chu–la–long–con) người thực hiện nhiều chính sách cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh – Pháp nhằm lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước (dù chỉ trên danh nghĩa).
♦ Chính sách cai trị của bọn thực dân ở Đông Nam Á
+ Duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người, cổ vũ các tệ nạn xã hội, bắt bớ, đàn áp nhân dân, giam cầm, đày đọa những người dám đấu tranh vì độc lập dân tộc.
+ In-đô-nê -xi-a:
Các tổ chức công đoàn (1905)
Hội Liên hiệp Công nhân (1908)
Khởi nghĩa A chê (1825-1830) (Cuộc chiến Giava)
1825-1830: Khởi nghĩa A-chê do Đippônêgorô lãnh đạo
Cuối TK XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
Từ 1905, các tổ chức công đoàn thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác.
1908: Hội Liên hiệp công nhân In đô nê xi a ra đời
1920: Đảng Cộng sản thành lập
Diponegoro- lãnh đạo phong trào cách mạng ở Indonesia 1825-1830
Khởi nghĩa A - chê do Diponegoro lãnh đạo
+ Phi-lip-pin:
Khởi nghĩa Bô li pha xi ô (1894-1897)
Liên minh những người con của nhân dân (1892-1896)
+ Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.
+ Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, khởi nghĩa nông dân Yên Thế…
+ Lào: 1901 Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xavanna khét đấu tranh vũ trang. 1901-1907 nhân dân Bôlôven khởi nghĩa, lan sang Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Nguyễn Trung Trực Trương Định Hoàng Hoa Thám
Vua Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết Phan Đình Phùng
Miến Điện (Myanma)
Từ 1824-1885: Kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ, song bị thất bại.
 
Last edited by a moderator:
T

testviec1

Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX​
* Giới thiệu về Nhật Bản: Là một quốc đảo hình vòng cung,có diện tích tổng cộng là 377.843 km2, nằm theo sườn phía đông lục địa châu Á. Mệnh danh “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”.
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ
* Tiểu sử Thiên Hoàng Minh Trị (1852 - 1912): Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇 (Minh Trị Thiên hoàng) Meiji-tennō?) (3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912), còn được gọi là Minh Trị Đại đế, Minh Trị Thánh đế, Mutsuhito Đại đế, là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống (kể từ khi vua Jimmu lên ngôi năm 660 TCN, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
1.jpg

Thiên Hoàng Minh Trị
272px-Meiji_tenno1.jpg

Ảnh vẽ của Thiên Hoàng Minh Trị trong sách sử của Nhật Bản
2.jpg

Gia Đình của Thiên Hoàng Minh Trị​
* HOÀN CẢNH:
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây đang nhòm ngó, xâm lược.
- Chế độ phong kiến Nhật đang bị khủng hoảng nghiêm trọng
=> Tháng 1 năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách
* CÁC LĨNH VỰC CẢI CÁCH VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
- CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI:
+ Bãi bỏ chế độ nông nô
+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền
- KINH TẾ:
+ Thống nhất tiền tệ ,Xóa bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến tăng cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
+ Xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống. Phục vụ cho giao thông, liên lạc
- VĂN HÓA GIÁO DỤC
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy.
+ Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây. (Mục đích để tìm hiểu, học về trình độ - kiến thức của người phương Tây và về truyền lại cho nhân dân)
- QUÂN SỰ
+ Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
3.jpg

Khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản
4.jpg

5.jpg
* Ý NGHĨA:
- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
- mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
=> Chủ nghĩa đế quốc.
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Phương Đông đầu thế kỉ XX
* TÍNH CHẤT: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mit-xưi, Mit-xu-bi si... giữ vai trò to lớn, nắm giữ, chi phối đời sống kinh tế, chính trị nước Nhật.
- Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành chính sách hiếu chiến , xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Thuộc địa của nhật được mở rộng rất nhiều.
- Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mit-xưi, tàu chạy bằng than đá của Mit xui, cập bến của Mit xưi, sau đó đi đến tàu điện của Mit-xưi đóng, đọc sách do Mit-xưi xuất bản, dưới ánh bóng điện do Mit-xưi chế tạo…”
6.jpg

Matsukata Masaoyoshi - Người sáng lập công ti Mitsubisi
- Sau chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), kinh tế Nhật Bản càng ngày phát triển.
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xư-i, Mít-su-bi-si,...
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=> Đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến

10.jpg

Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
7.jpg
III. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
1. Nguyên nhân
- Nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề.
- Công nhân lao động từ 12h đến 14h trong điều kiện tồi tệ, lương thấp -> phong trào đấu tranh.

2. Hệ quả
- Các tổ chức nghiệp đoàn ra đời
- 1901: Đảng xã hội dân chủ Nhật thành lập (Do Ca Tai-a-ma-xen lãnh đạo)

3. Phong trào tiêu biểu
- Năm1906:
+ Phong trào CN phát triển mạnh
+ Nông dân và nhân dân lao động đấu tranh chống tô thuế giá cả đắt đỏ.
- Năm 1907: Có 57 cuộc bãi công.
- Năm 1912: 46 cuộc bãi công -> 1917 có 398 cuộc bãi công.
=> Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
9.jpg

Nền văn hóa của Nhật Bản
8.jpg

Nền hiện đại về công nghệ của Nhật Bản​
 
Last edited by a moderator:
T

testviec1

Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

BÀI 13. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)​
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
- Sự phát triển không đồng đều của các chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX
(Phần này mình sẽ bổ sung tiếp ;) ;) ;) ;) ;))

12.jpg

13.jpg
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA CHÍNH SỰ
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916): Buổi đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham gia, sau đó 38 nước bị lôi cuốn vào vòng chiến tranh, trong đó có cả Việt Nam.
2. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
- Cùng lúc đó các đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29 - 9), Thổ Nhĩ Kì (30 - 10), Áo - Hung (2 - 11)
- Các sự kiện tiêu biểu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Tháng 4 năm 1917, Mỹ tham chiến
+ Cách mạng Tháng 10 năm 1917 thành công
+ Tháng 7 năm 1918, Anh, Pháp tấn công Đức
+ Tháng 9 và tháng 10 năm 1918, phe Hiệp ước phản công các mặt trận

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT
1. Hậu quả
Tổn thất về người và của trong chiến tranh thế giới thứ nhất
11.jpg
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
- Chi phí cho chiến tranh mất 85 tỉ đô-la Mỹ.
- Bản đồ thế giới chia lại.
* HẬU QUẢ VỀ KINH TẾ
- Tổn thất to lớn về nhân mạng: 10 triệu người chết, 20 triệu bị thương
+ Tổn thất về vật chất( 85 tỷ USD chi cho chiến tranh; 350 tỷ USD thiệt hại do chiến tranh gây ra)
+ Địa vị kinh tế Thế Giới của các nước thay đổi
- Bá quyền kinh tế châu Âu bắt đầu tụt dốc và vai trò của nó nhường sang cho Mỹ
* HẬU QUẢ VỀ ĐỊA VÀ CHÍNH TRỊ
- Bản đồ chính trị châu Âu có thay đổi cơ bản:
- Nhiều nước nhỏ xuất hiện
- Sự ra đời của nước Nga Xô viết => Cộng Hòa Xã Hội xuất hiện
14.jpg

15.jpg

Lính Việt bị bắt sang đánh nhau với Đức​
2. Tính chất
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
 
M

manh550

Bài 14:
I. Hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Nước Nga là nước Quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Ni-cô-lai II
- Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước
- Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
=> Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi.
2. Cách mạng tháng hai năm 1917.
* Diễn biến
- 23.2 (8.3) 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát biểu tình.
- 26.2 tổng bãi công được sự hưởng ứng của công nhân toàn thành phố.
- 27.2 do Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo, công nhân chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang, binh lính ngả theo cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ
* Kết quả.
- Lật đổ chế độ Nga hoàng, Nga trở thành một nước cộng hòa.
- Sau CM, hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau:
+ Các Xô Viết với đại biểu là công nhân, nông dân, binh lính.
+ Chính phủ lâm thời với đại biểu là TS và đại địa chủ TS hóa.
* Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ TS kiểu mới.
BÀI TẬP
Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Tình hình nước Nga trước khi bùng nổ CM là?
A. Đế quốc quân chủ chuyên chế bảo thủ, lạc hậu.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Nga hoàng đủ sức lãnh đạo đất nước.
D. Nước Nga tham gia chiến tranh thế giới làm cho đất nước hùng mạnh.
Câu 2: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc để lại là gì?
A. Kinh tế suy sụp.
B. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
C. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
D. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực.
Câu 3: Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai -1917 ở Nga là lực lượng nào?
A. Phụ nữ B. Phụ nữ, công nhân, nông dân
C. Phụ nữ, công nhân, binh lính D. Công nhân, nông dân
Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Câu 4. Kết quả lớn nhất của CM tháng 2-1917 là gì?
A. Chiếm các công sở bắt các tướng tá Nga hoàng.
B. Chính quyền Xô viết được thành lập.
C. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 5. Sau CM tháng 2, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền cùng song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.





LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Bài 15. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)​
[YOUTUBE]95sb2IILPbQ[/YOUTUBE]
Đoạn phim trên giới thiệu thiên nhiên hùng vĩ của đất nước Nga
nuoc-nga.jpg
* Vị trí địa lí của nước Nga: Là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á - Âu (châu Âu và châu Á). Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina,Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
250px-Russian_Federation_%28orthographic_projection%29_-_Crimea_disputed.svg.png

Vị trí của nước Nga trên Trái Đất
Nga1234.jpg

Quốc Kỳ nước Nga​
I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Chính trị: là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế
%D0%A1%D0%B5%D0%BC%D1%8C%D1%8F-%D0%A0%D0%BE%D0%BC%D0%B0%D0%BD%D0%BE%D0%B2%D1%8B%D1%85-1914-600x488.jpg

Gia Đình Nga Hoàng NICOLAI II
16.jpg

- Kinh tế: suy sụp
- Xã hội: mâu thuẫn xã hội gay gắt
17.jpg

18.jpg

19.jpg

20.jpg

21.jpg

MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG​

“Chúng ta đang trải qua một thời kì chưa từng có - những ngày đẫm máu: Dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng vạn công nhân phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng vạn người khác đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và toàn bộ tình trạng kinh tế bị tàn phá. Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của họ bị bóp nghẹt, tâm hồn thể xác bị cưỡng chế...”
“Không thể chờ đợi và im lặng được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân... Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hoà dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân.”
(Trích truyền đơn kêu gọi đấu tranh của Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát ngày 14 -2 -1917)​
=> Phải giải quyết bằng một cuộc cách mạng
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
a. Diễn biến
- Ngày 23/2 (8/3/1917): 9 vạn nữ công nhân biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát
=> Cách mạng bùng nổ
- Ngày 27/2 (12/3/1917): Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ
b. Kết quả
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
- Hai chính quyền song song tồn tại (Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô-viết công – nông).
22.jpg
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917
a. Hoàn cảnh
- Hai chính quyền vẫn song song tồn tại
- Chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc và đàn áp nhân dân
b. Chủ trương và quá trình chuẩn bị của Lênin và Đảng Bôn-sê-vích
- Tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, xóa bỏ tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- Đầu tháng 10 – 1917 Lê-nin về nước trực tiếp chỉ đạo Cách mạng.
- Kế hoạch khởi nghĩa được chuẩn bị
23.jpg

Ngày 3/4/1917 nhân dân thủ đô Pê-rơ Grat vui mừng đón chào Lê Nin trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng​
- Lê-nin soạn thảo Luận cương tháng Tư, nêu rõ chiến lược cơ bản của đảng Bôn-sê-vích Nga phải nắm quyền lãnh đạo cách mạng, chuyển từ Cách Mạng Dân Chủ Tư Sản sang Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa
lich-su-lop-11-bai-9-hinh-9.JPG
c. Diễn biến
- Ngày 24 tháng 10 Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở điện Xmô-nưi
- Đêm 25/10(7/11/1917) Cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ tư sản lâm thời bị sụp đổ
=> Đầu năm 1918 cách mạng toàn thắng

- Phong trào công nhân .

- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới .

- Chiến tranh thế giới thứ nhất .[/COLOR][/B]
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

TIẾT 24 - Bài 16: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)

I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921 – 1925).
1. Hoàn cảnh:
2. Chính sách kinh tế mới.

a. Nội dung:
- Bỏ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại chợ.
- Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.
Nước Nga lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế, chính trị.
b. Tác dụng.
- Kinh tế được khôi phục và phát triển nhanh chóng, nước Nga vượt qua khó khăn.
- Tháng 12-1922 Liên Bang CHXHCN Xô Viết đươc thành lập (Liên Xô).
1.Armenia
2.Azerbaidja
3.Bolarutsia
4.Estonia
5.Gruzia
6.Kazakhstan
7.Kirghizia
8.Latvia
9.Litva
10.Moldavia
11.Nga
12.Tadjikistan
13.Tuocmenia
14.Ukraina
15.Uzbekistan
II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 – 1941)
Vì sao Liên Xô phải tiến hành nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ?
Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa XHCN => xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
1. Nhiệm vụ:
Do chính sách kinh tế mới đem đến tư tưởng phấn khởi,
tạo cơ hội cho nhân dân làm ăn.
Với tâm lí là người chiến thắng sau cuộc cách mạng tháng
10 Nga, người nông dân lao động lần đầu tiên lên nắm
chính quyền, làm chủ đất nước.
Do sự cần cù, chịu khó, đoàn kết, kiên trì học hỏi của
nhân dân Xô Viết.
- Hoàn cảnh thuận lợi không xẩy ra chiến tranh.
2. Thành tựu:
a. Về kinh tế:
- Công nghiệp đứng đầu Châu Âu và thứ hai thế giới.
- Xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa, quy
mô sản xuất lớn.
b. Về văn háo giáo dục:
- Xóa nạn mù chữ, phổ cập tiểu học cho tất cả mọi người.
- Khoa học và văn học đạt nhiều thành tựu.
c. Về xã hội:
Xóa bỏ chế độ người bóc lột người .
Mối quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam.
Nhân dân Liên Xô đều dằn lòng khẩu hiểu:
“Đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của trái tim và trí tuệ[/COLOR][/B]
[/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
T

testviec1

Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

CHƯƠNG II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
BÀI 17. CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1929)​
I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918 ĐẾN 1929
1. Những nét chung
- Xuất hiện nhiều quốc gia mới như: Tiệp Khắc, Ba Lan, Áo, Hungary, Nam Tư,...
- Tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1923
+ Kinh tế không ổn định
+ Chính trị suy sụp nghiêm trọng
- Tình hình châu Âu trong những năm 1924 – 1929
+ Chính trị ổn định
+ Kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng
“... Nước Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn"
26.jpg

Sản lượng than và thép của Đức, Anh và Pháp​
Câu hỏi: Qua bảng thống kê (SGK Trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức ?
Trả lời: Sản lượng công nghiệp của các nước tăng nhanh, hàng hóa dư thừa.
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập (Phần này đọc thêm)
- Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế cộng sản
- Vai trò của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới (trong đó có Việt Nam).
1193121472.nv.jpg
II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929 ĐẾN 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những hậu quả của nó
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
- Nguyên nhân là do sản xuất ồ ạt, người lao động không có tiền mua
- Tính chất: chỉ là cuộc khủng hoảng thừa
- Biểu hiện: mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm
- Hậu quả:
+ Xã hội: đời sống người lao động vô cùng đói khổ
+ Chính trị: nền thống trị bị đe dọa nghiêm trọng
27.jpg

Người dân xếp hàng chờ phát cứu tế
29.jpg

Công nhân thất nghiệp biểu tình
28.jpg

Người dân mang những vật dụng trong gia đình đi bán​
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
+ Công nghiệp: sản xuất công nghiệp thế giới trung bình giảm 38%, riêng Đức chịu tốc độ âm 47%
+ Nông nghiệp: hàng triệu ha cây trồng bị phá, hàng triệu gia súc bị giết và đổ xuống biển hàng triệu lít sữa
+ Tài chính: hàng nghìn ngân hàng bị đóng cửa
2014-08-22%2009_25_37-Scan0090%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg
b. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng
- Đối với các nước Anh, Pháp, Mĩ cần tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
- Đối với các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cần phát xít hóa bộ máy nhà nước
SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG BÀI HỌC
30.jpg
 
T

testviec1

Châu mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

CHƯƠNG II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
BÀI 18. CHÂU MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CHÂU MĨ

du-lich-my_1_muatravel.com.vn.jpg

TƯỢNG ĐÀI NỮ THẦN TỰ DO
Co-M-dang-bay.jpg

QUỐC HIỆU NƯỚC MỸ
Smallmap.png

CÁC BANG Ở MỸ​
- Diện tích: 9.360.000 km2
- Dân số: 273.943.300 (Năm 2000)
- Thủ đô: Washington
I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
1. Kinh tế
- Đứng đầu thế giới về các ngành sản xuất ô tô, dầu lửa, thép...
- Chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
- Tài chính chiếm 60% dự trữ vàng thế giới
=> Kinh tế phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Nguyên nhân:
+ Tham gia chiến tranh muộn, không bị tổn thất. Giàu lên vì bán vũ khí, hàng hóa.Là chủ nợ của các nước châu Âu...
+ Cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền.
+ Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
2. Xã hội
34.jpg

33.jpg

32.jpg
- Phân biệt chủng tộc nặng nề
- Nhân dân lao động Mĩ nghèo khó
- Tháng 5-1921 Đảng cộng sản Mĩ được thành lập
II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 năm 1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế.
- Nhà đầu tư hoảng sợ lao đến phố Wall, giá cổ phiếu sụt giảm 50% và tiếp tục giảm.
- Vào năm 1932, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đạt mức 24.9% trong khi đó còn có hàng triệu người dân mất nhà cửa và phải sống trong những khu lều tạm.
- Khủng hoảng kinh tế từ ngành tài chính- ngân hàng đến công nghiệp, nông nghiệp.
- Hàng nghìn ngân hàng, công ti bị phá sản.
- Sản xuất công nghiệp năm 1932 giảm 2 lần so với năm 1929.
- Chiếm 75% dân trại bị phá sản.
=> Xã hội: Thất nghiệp: hàng chục triệu người vào năm 1933. Nghèo đói lan tràn.Các cuộc biểu tình lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
- Cuối tháng 10 năm 1929 , Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế.
+ Nền kinh tế - tài chính chấn động dữ dội.
+ Các mâu thuẫn xã hội gay gắt.
=> Đại khủng hoảng, tác động toàn thế giới.
- Cuối năm 1932, Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: giải quyết thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế- tài chính.
- Nội dung : Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ và tạo thêm nhiều việc làm.
- Kết quả: Cứu nguy chủ nghĩa tư bản Mĩ, phần nào giải quyết khó khăn của người lao động, duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
31.jpg

“Người khổng lồ”tượng
trưng cho Nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội. Nội dung chính là vai trò của Nhà nước trong giải quyết kinh tế - xã hội.​
 
P

pinkylun

Chương III: CHÂU Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

Bài 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)​

I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT


11801908_532268173595558_541773248_n.jpg

-Sau chiến tranh thế giời thứ I. Nhật Bản thu được nhìu lợi về kinh tế, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần nhưng sau khi gặp khó khăn, nông nghiệp ngày càng lạc hậu, giá gạo tăng cao, đời sống nông dân cực khổ.
-Ở nhật, phong trao bãi công diễn ra sôi nổi. Đến t7 năm 1922. Đảng cộng sản nhật bản được thành lập. Năm 1927, NB lâm vào cuộc khủng hoảng về tài chính chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nên kt NB.

II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929-2939

11797999_532267420262300_1399042894_n.jpg

-Cuộc khủng hoảng về kt năm 1929-2939 ở nhật đã giáng 1 đòn nặng nề vào kinh tế nhật.
-Trước tình hình đó, giới cầm quyền đã tăng cường quân sự hóa đất nước gây chiến trnah xâm lược.
-Tháng 9-1931, nhật tấn công vùng ĐB-TĐ, trong thập niên 30 nhật dã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít. Trước tình hình đó, giai cấp c.dân và lao đọng ở nhật đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở nhật.
 
Last edited by a moderator:
P

pinkylun

Bài 20:

Bài 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á(1918-1939)

Phong trào độc lập dân tộc ở châu á có nhìu nét,chung,đồng
thời nổi lên những đặc điểm của mỗi rung nước,
mỗi khu vực như Ấn độ, Trung Quốc, Đong Nam Á.


I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á.
CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1939.


1. Những nét chung:

11796183_532540076901701_3271231183582951496_n.jpg

HỌC SINH BẮC KINH BIỂU TÌNH
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu á phát triển rộng khắp.
-Tiêu biểu: TQ, Ấn Độ, In đô nê xi a
-Ở trung quốc: diễn ra phong trào ngủ tứ 1919 sau đó lan ộng khắp cả nước.
-Ở mông cổ, phong trào cách mạng dẫn đến thành lập nhà nước Cộng hòa Mông Cổ
-Ở Ấn độ, phong trào đấu tranh do đảng Quốc đại lãnh đạo đứng đầu Mahatmagandi.

2. Cách mạng trong những năm 1919 – 1939:

-Phong trào nổ ra ngày 4-5-1939 ở bắc kinh (TQ) và sau đó lan rộng ra khắp cả nước.
-Ngày 1-1921 Đảng cộng sản TQ thành lập.
-Từ 1926- 1927 nhân dân TQ đã tiến hành cuộc chiến tranh Bắt phat chống bọn quân phiệt đế quốc tay sai.
-Từ 1927-1937, TQ xảy ra cuộc nội chiến cm giữa đảng cộng sản với đảng trưởng giới thạch.
-7-1939 nhật tiến hành âm lược TQ. Trước tình hình đó. Đảng cộng sản và quốc dân đảng phải hợp tác lại với nhau.

II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP Ở ĐÔNG NAM Á

11817205_532539760235066_3251229194547756760_n.jpg

1. Tình hình chung:

-Đầu thế kỉ XX hầu hết các nươc ĐNÁ đều là thuộc địa của chủ nghĩa để quốc ( trừ Thái Lan)
-Trong những năm 20 một nét mới của phong trào cách mạng ở ĐNÁ giai cấp công nhân này càng trưởng thành và lãnh dạo cách mạng.
-Nhìu đảng cộng sản ra đời như In đô nê xi a (1920) Mã Lai, Xiêm (1930).
-Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở 2 đạo Java và Xu ma tơ ra từ những năm 1926 – 1927 ở VN thì các phương trình Xô viết Nghệ Tĩnh từ năm 1930 – 1931 .


2. Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam á:

-Ở Đông Dương, phong trào chóng pháp của nhân dân 3 nước VN, Lào, Cam pu chia.
-Tại Campuchia, phong trào yêu nước theo chiều hướng dân chủ tư sản do nà sư Achahemchieu đưungs đầu nổ ra cuộc khởi nghĩa Ông Kẹo và Commadam.



 
Last edited by a moderator:
Top Bottom