Bài giải tuyển mod vật lý cho các bạn tham khảo

H

hachoa59

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mod đọc kĩ, xóa gì tràn lan
BaiPhần 1
Câu 1 :
Định luật ôm : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Hệ thức : I=U/R
Công thức tính điện trở
R=U/I ( chung )
Trong mạch nối tiếp
Rtd= R1+R2+R3+…+Rn
Trong mạch song song
1/Rtd=1/R1+1/R2+…+1/Rn
Định luật Jun-Len-xơ : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua
Quy tắc nắm tay phải ( để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây ) : Nắm bàn tay phải lại, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trog lòng ống dây
Quy tắc bàn tay trái ( xác định chiều của lực điện từ ) : đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ
Câu 2
Công thức thấu kính 1/f=1/d+1/d’
Cách thực hành đo tiêu cự ( mình chọn thấu kính hội tụ )
Chuẩn bị : Thấu kính hội tụ cần đo, vật sáng, nến, màn ảnh, giá đỡ quang học.
Đo :
1. Dùng thước đo chiều cao vật sáng
2. cố định thấu kính bằng giá quang học
3. dịch vật và màn ảnh ra xa thấu kính một khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn ( ảnh thật và ngược chiều ) ảnh có h=h’
4. kiểm tra 2 cái d=d’, h=h’
5. đo khoảng cách từ vật tới màn ( L )
6. tính tiêu cự theo công thức f= L/4 = (d+d’)/4
7. đo nhiều lần và ghi kết quả ra giấy
8. tính trung bình cộng và kết luận số tiêu cự thấu kính đó
Cấu tạo chính của máy ảnh :
Mỗi máy ảnh đều có 2 thành phần chính là vật kính và buồng tối
Vật kính là TKHT và ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật
Các tác dụng của ánh sáng
- Tác dụng nhiệt ( phơi khô quần áo, làm muối )
- Tác dụng quang điện ( pin mặt trời )
- Tác dụng sinh học ( em bé còi xương đem ra tắm nắng sớm để có thêm vitamin D )
Phần 2 :
Bài 1 :
Vì điện trở của V rất lớn nên dòng điện không thể qua, ta có thể vẽ lại mạch và bỏ V mà không ảnh hưởng tới mạch
a, Ud = 12V, Pd = 24w => Id = 2A, Rd = 6 ôm
ta có Rd nt RA, vì RA không đáng kể nên => Rtd=Rd=6 ôm
=> Itd=U/Rtd=18/6 = 3 A
Itd > Id => đèn sáng hơn bình thường và có thể cháy
Itd=IA= 3A => số chỉ ampe kế là 3
b, ta có Ud’= Rd.Itd = 6 * 3 = 18 V
mà Ud’=UV => UV=18V
vậy số chỉ vôn kế là 18V
c, Như câu a, đèn sáng hơn bt và có thể cháy
d, Dòng điện không qua V, bỏ qua V
Cách mắc nối tiếp R1 nt R2 nt R3
để đèn sáng bình thường nhờ lắp thêm 2 điện trở phụ => Itd’’= 2 A
=> Rtd’’ = 9 ôm
Vậy lúc đó, điện trở của 2 điện trở phụ là
ΔR=R2+R3=Rtd’’-Rtd= 9-6=3 ôm
=> R1 nt R2 nt R3 và giá trị R2 R3 có thể là (1;2) (2;1) (1,5;1,5) ….
Cách mắc song song ( không thể được )
 
Top Bottom