Bài Ca Hoá Trị

T

tiendat_no.1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

_________ Bài Ca Hoá Trị ___________________________:):):)
Kali (K) , iot (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag) , Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hởi ai!
Nhớ ghi cho kỉ khỏi hoài phân vân...
Magiê (Mg) kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O) , đồng (Cu) , thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có dzì khó khăn !
Này nhôm hoá trị III lần.
In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon © , silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) lắm lúc hay phiền?
II , III lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Lại gặp nitơ (N) khó rồi
I , II , III , IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ V.
Phot pho (P) nói đến ko dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi , cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng!

___Nó sẽ giúp bạn học hoá tốt hơn ......_hãy đọc cho thấm .., cho thuộc ...
Sưu tầm.:)>-
 
T

tiendat_no.1

Hoá Trị

Cần GHI NHỚ :
a_b
AxBy \Rightarrow _ x = a
________ _ y = b__________________ ( \frac{a}{b} tối giản )
________ _ a = b \Rightarrow x = y = I

Chú ý : Đơn chất không có hoá trị .
____________________________ :):)
 
Last edited by a moderator:
N

nhox_shodukj

Bài thơ Hóa trị thứ hai

Hidro (H) cùng với liti (Li)

Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời

Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời

Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm

Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)

Thường II ít I chớ phân vân gì

Đổi thay II , IV là chì (Pb)

Điển hình hoá trị của chì là II

Bao giờ cũng hoá trị II

Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì

Ngoài ra còn có canxi (Ca)

Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà

Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III

Cacbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi

Thế nhưng phải nói thêm lời

Hóa trị II vẫn là nơi đi về

Sắt (Fe) II toan tính bộn bề

Không bền nên dễ biến liền sắt III

Phốtpho III ít gặp mà

Photpho V chính người ta gặp nhiều

Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?

I , II, III , IV phần nhiều tới V

Lưu hùynh lắm lúc chơi khăm

Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng

Clo (Cl), Iot (I) lung tung

II III V VII thường thì I thôi

Mangan (Mn) rắc rối nhất đời

Đổi từ I đến VII thời mới yên

Hoá trị II dùng rất nhiều

Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

Bài ca hoá trị thuộc lòng

Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên

Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
 
N

nhox_shodukj

* Hoặc nhớ mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp:
Hóa trị I: K Na Ag H Br Cl
Khi Nàng Ăn Hắn Bỏ Chạy
Hóa trị II: O Ba Ca Mg Zn Fe Cu
Ông Ba Cần May Zap Sắt Đồng
Hóa trị III: Al Fe
Anh Fap
 
N

nhox_shodukj

Ví dụ
Lập CTHH của hợp chất:
a) Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.
Giải

The quy tắc hóa trị:

x . III = y . II
Þ

Þ x = 2; y = 3
Vậy CTHH: Al2­O3
a) Cacbon đioxit gồm C(IV) và O
Giải

The quy tắc hóa trị:

x . IV = y . II

Þ x = 1; y = 2

Vậy CTHH: CO2
a) Natri photphat gồm Na và PO4(III)
Giải

The quy tắc hóa trị:

x . I = y . III

Þ x = 3; y = 1

Vậy CTHH : Na3PO4
*-* Viết CTHH hoặc lập nhanh CTHH: không cần làm theo từng bước như trên, mà chỉ cần nắm rõ quy tắc chéo: hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (với điều kiện các tỉ số phải tối giản trước).

Chú ý: Nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì không cần ghi chỉ số.


Ví dụ
1) Viết CTHH của hợp chất tạo bởi S (IV) và O.

(Do VI / II = 3/1 nên chéo xuống chỉ số của S là 1 còn O là 3).
2) Viết công thức của Fe(III) và SO4

(Giải thích: Tỉ lệ hóa trị III và II không cần tối giản, hóa trị III của Fe trở thành chỉ số 3 của SO4, và như vậy phải đóng ngoặc nhóm SO4, hiểu là có 3 nhóm SO4. Còn hóa trị II của SO4 trở thành chỉ số 2 của Fe.)
Chú ý: khi đã thành thạo, chúng ta có thể không cần viết hóa trị lên trên đỉnh nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
 
A

anhtraj_no1

bạn đọc xong bài này thì biết có hóa trị ngay mờ
1- Bài ca hóa trị:

* Kali (K), iốt (I), hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
-Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
-Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
-Cácbon (C), silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
-Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi
-Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
-Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi thì VI luôn
-Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
-Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
* Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
-Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
-Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
-Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
-Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
-Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
-Cácbon (C), silic (Si), thiếc (Sn) là IV thôi
-Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
-Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều.
-Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I, II, III, IV phần nhiều tới V
-Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng
-Clo, Iot lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi

-Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều …………..
 
A

anhtraj_no1

2.Tính tan của muối

- Loại muối tan tất cả
Bất kể kim loại nào
Nitrat, axetat
Ôi! Kì lạ làm sao.
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sulfat
Trừ bạc, chì clorua
Chì, Bari sulfat.
Những muối không hòa tan
Carbonat, photphat
Anh sulfit, Sulfur
Chú ý chớ có đùa
Trừ kiềm, amoni.
Mọi khi đều tan hết!​
 
A

anhtraj_no1

3- Hóa hữu cơ
.
-Đồng đẳng càng dễ hỡi ai
Cấu tạo ấy, CH2 thêm vào.
-Phân gốc tính chất ra sao?
Liên kết có phản ứng nào xảy ra
Phản ứng thế thật khéo là
H-liên kết đơn ta mới “ừ”
Đôi ba liên kết thật hư
Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay
Xòe bàn tay, đếm ngón tay
Vừa thế vừa cộng đây này gốc thơm.
- Nhóm định chất thật lắm thay
+OH là rượu,-O- ày ete
+COO- đúng este
+COOH về phe chất nào?
Axit dễ nhớ làm sao!
-Nhóm -CO- lại gắn vào xeton
-Đặc biệt hãy nhớ phenol
Phenyl (C6H5) gắn với gốc “ol” diệu kỳ
Andehit-cacbonyl
Amin chất ấy hãy nhìn nitro(-N-)
Hóa hữu cơ ơi hóa hữu cơ​
 
A

anhtraj_no1

4- Danh pháp:


Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan.
- Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng
Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.

5- Phương trình Cla-pê-rôn & Men-đê-lê-ép:

PV=nRT: Phóng viên là người rất tốt.

6- Độ âm điện theo Pauling:

F (4.0) > O (3.5) > N (3.0) > Cl (3.0) > S (2.5) > C (2.5) > H (2.1)
- Phải ôm nàng cho sát chứ hả!

11. Dãy hoạt động hóa học ((*) là chưa biết đúng hay sai):
K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

- Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu (Đ)
- Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu (Đ)

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu (*)

Li/Li+ K/K+ Ba/Ba2+ Ca/Ca2+ Na/Na+ Mg/Mg2+ Al/Al3+ Mn/Mn2+ Zn/Zn2+ Cr/Cr3+ Fe/Fe2+ Ni/Ni2+ Sn/Sn2+ Pb/Pb2+ H2/2H+ Cu/Cu2+ Fe/Fe3+ Hg2/2Hg+ Ag/Ag+ Hg/Hg2+ Au/Au3+

- Lúc Khó Bán Cá Nóc, May Áo Mặc, Giúp Chị Sắt2 Nhìn Sang bên Phải, Hỏi Cô Sắt3 Hang nhiều Bạc Hay ít Ạ (chữ hoa mới tương ứng với dãy điện hóa) (*)
 
Top Bottom