Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M (hóa trị không đổi) vào b gam dd HCl thu được dd D. Thêm 240g dd NaHCO3 7% vào dd D thì tác dụng vừ đủ lượng HCl dư. Sau phản ứng thu được dd E có nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dd NaOH vào dd E. Lọc tách kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn. Xác định kim loại M và C% dd HCl đã dùng.
Gọi n là hóa trị của M (n nguyên dương)
Các phương trình pứ xảy ra:
(1) M + n HCl → MCln + H2↑
(2) HCl dư + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H20
(3) MCln + n NaOH → M(OH)n ↓ + n NaCl
(4) 2M(OH)n → M2On + n H2O
Theo (2) ta có:
n NaHCO3 = n NaCl = (240 x 7) / (100 x 84) = 0,2 mol = n HCl dư
m dd E = 0,2 x 58,5 x 100 / 2,5 = 468 g
m MCln = 468 x 8,12 / 100 = 38 g
Từ (3) và (4) ta có: 1/2 x n MCln = n M2On
38 / [2 x (M + 35,5n)] = 16 / (2M + 16n)
⇒ M = 12n
⇒ Chỉ có n = 2 và M = 24 (Mg) thỏa. Vậy kim loại là Magiê.
Từ (1) (2) & (4) cho ta:
n Mg = n MgO = 16 / 40 = 0,4 mol = n H2
Do đó a = 0,4 x 24 = 9,6 g và m H2↑ = 0,4 x 2 = 0,8g
n CO2 = n NaCl = 0,2 mol ⇒ m CO2 = 0,2 x 44 = 8,8 g
Mặt khác:
m dd E = a + b - 0,8 + 240 - 8,8 = 468 g
⇒ b = 228 g
Từ (1) ⇒ n HCl pứ = 2 x n Mg = 2 x 0,4 = 0,8 mol
n HCl ban đầu = n HCl pứ + n HCl dư = 0,8 + 0,2 = 1 mol
⇒ m HCl = 36,5 g
⇒ C% HCl = 36,5 / 228 x 100 = 16%
Nguồn: yahoo