

Bài 8: GIAO THOA SÓNG
Phần 1: LÝ THUYẾT + CÂU HỎI LIÊN QUAN
Phần 1: LÝ THUYẾT + CÂU HỎI LIÊN QUAN
I. Hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước
1. Thí nghiệm
2. Giải thích
Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng. Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa
C1
- Những điểm trên hình [imath]8.3[/imath] biểu diễn chỗ hai sóng gặp nhau triệt tiêu nhau là những điểm giao nhau của đường nét đứt (các gợn lõm) và đường nét liền (các gợn lồi)
- Những điểm trên hình [imath]8.3[/imath] biểu diễn chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường nhau là những điểm giao nhau của đường nét đứt (các gợn lõm) và đường nét đứt hoặc đường nét lồi (các gợn lồi) với đường nét lồi.
II. Cực đại và cực tiểu
1. Dao động của một điểm trong vùng giao thoa
Một điểm [imath]M[/imath] nằm trong vùng giao thoa, cách các nguồn [imath]S_1,S_2[/imath] các khoảng là [imath]d_1,d_2[/imath]. Chọn gốc thời gian sao cho phương trình dao động hai nguồn là:
[imath]u_{S_1}=u_{S_2}=A\cos (\dfrac{2\pi t}{T})[/imath]
Dao động của phần tử tại [imath]M[/imath] là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng chu kì do [imath]2[/imath] nguồn [imath]S_1,S_2[/imath] gây ra, có phương trình là:
[imath]u_M= 2A \cos \dfrac{\pi (d_2 - d_1)}{\lambda} \cos 2\pi (\dfrac{t}{T}-\dfrac{d_1+d_2}{2\lambda})[/imath]
Vậy, dao động của phần tử tại [imath]M[/imath] là dao động điều hòa, cùng chu kì với hai nguồn và có biên độ là:
[imath]A_M=2A.|\cos \dfrac{\pi (d_2-d_1)}{\lambda}|[/imath]
2. Vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa
[imath]a/[/imath] Vị trí các cực đại giao thoa
- Những điểm cực đại giao thoa là những điểm giao động với biên độ cực đại, tại đó hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn tới bằng một số nguyên lần bước sóng: [imath]d_2-d_1=k \lambda[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath]
- Quỹ tích những điểm này là những đường hypebol có hai tiêu điểm [imath]S_1,S_2[/imath], được gọi là những vân giao thoa cực đại
[imath]b/[/imath] Vị trí các cực tiểu giao thoa
- Những điểm cực tiểu giao thoa là những điểm đứng yên, tại đó hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nửa nguyên lần bước sóng: [imath]d_2-d_1=(k+\dfrac{1}{2}\lambda )[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath]
- Quỹ tích những điểm này là những đường hypebol có hai tiêu điểm [imath]S_1,S_2[/imath], được gọi là những vân giao thoa cực tiểu.
III. Điều kiện giao thoa, sóng kết hợp
- Điều kiện dao thoa: Hai nguồn sóng phải:
+ Dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số)
+ Có hiệu số pha không đổi theo thời gian
- Hai nguồn như vậy gọi là hai nguồn kết hợp, hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp. Đặc biệt, nếu hai nguồn kết hợp có cùng pha còn được gọi là hai nguồn đồng bộ.
- Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng. Mọi quá trình sóng đều có thể gây ra hiện tượng giao thoa, ngược lại, quá trình vật lí nào gây ra được hiện tượng giao thoa cũng tất yếu là một quá trình sóng.
C2
Công thức [imath]d_2-d_1=k \lambda[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath] chỉ đúng với các cực đại giao thoa của hai nguồn cùng pha nhau
Công thức [imath]d_2-d_1=(k+\dfrac{1}{2}\lambda )[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath] chỉ đúng với các cực tiểu giao thoa của hai nguồn ngược pha nhau
Tổng kết - Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ. - Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp - Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường nhau; có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau - Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng: [imath]d_2-d_1=k \lambda[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath] - Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nửa nguyên lần bước sóng: [imath]d_2-d_1=(k+\dfrac{1}{2}\lambda )[/imath] với [imath]k \ \in \ Z[/imath] |
-------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12