Sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lại là mình đây, híhí chắc mấy bạn mà thường xem những bài hỗ trợ kiến thức cơ bản của mình, chắc cũng chút chút biết về mình rồi.Nhưng khá buồn là, mỗi bài đăng mình đều muốn các bạn tương tác để mình có thể biết rõ hơn mấy bạn đang bị hỗng kiến thức phần nào, để kịp thời củng cố cho tốt hơn, mà sao không ai tương tác hết dị nè.
Hay là tại bài mình không hấp dẫn, chưa tạo nguồn cảm hứng, mình rất muốn hỗ trợ nhiệt tình cho các bạn luôn nhé. Có vấn đề gì liên lạc mình ngay, mình sẽ hỗ trợ nhanh nhất có thể luôn.:meomun1

:Chicken10 Nếu mình có sai sót gì đó các bạn cứ đưa ý kiến nhá, để mình sửa đổi cho tốt hơn nè.
Rồi, chúng ta tiếp tục công việc. Hôm trước mình đã hoàn tất xong bài 6.
Các bạn có thể xem lại bài qua đường linkhttps://diendan.hocmai.vn/forums/on-tap-lich-su-lop-11.3204/
Các bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
Bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599

Bắt đầu vào giải quyết bài 7 thôi nào
Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
I Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại
- Văn học :Ở Phương Tây
- Xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng.
Cooc-nây (1606 – 1684) bi kịch cổ điển Pháp.
La Phông-ten (1621 – 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp.
Mô-li-e (1622 – 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp...
Ban-dắc (Pháp 1799 – 1850).
An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875).
Pu-skin (Nga, 1799 – 1837)
- Châu Á
Tào Tuyết Cần (1716 – 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 – 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784),...
- Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại.
- Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
- Âm nhạc
Bét tô ven – Đức – sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng.
Mô da (1756-1791) – người Áo
- Hội họa
Rem-bran (1606-1669) – hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh.
- Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX
- Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755); Vôn-te (1694 – 1778); G. Rút-tô (1712 – 1778)
- Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”
Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Về văn học
+ Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn
- Ở phương Tây
Vích to Huy-gô (1802 – 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ.
Lép Tôn-xtôi (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng
Mác-Tuên (1935 – 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc ….
Pu-skin – Nga; Ban dắc – Pháp.....
- Ở phương Đông: văn học cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng quật khởi trong đấu tranh cho độc lập tự do.
Lỗ Tấn (1881 – 1936): A.Q. chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,...
Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...tập Thơ Dâng...thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo...
Hô-xê Mác-ti (1823 – 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu bba
b. Nghệ thuật
Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.
+ Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)
+ Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng
Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn
3:
Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Những nhà tư tưởng tiến bộ Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen: mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột... Không tưởng vì tư tưởng của họ không thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.
Triết học Đức và kinh tế chính trị học Anh:
Hê-ghen (1770 – 1831) và Phoi-ơ-bách (1804 – 1872) nhà triết học nổi tiếng người Đức. Hê-ghen là nhà duy tâm khách quan còn Phoi-ơ-bách là nhà duy vật siêu hình...
Khoa Kinh tế - chính trị cổ điển phát sinh ở Anh Ađam Xmít (1723 – 1790) và Ri-các-đô (1772 – 1823), “lí luận về giá trị lao động”, nhưng chỉ mới nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật chứ chưa thấy mối quan hệ giữa người với người.
Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Hoàn cảnh
Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Phong trào công nhân phát triển, cùng với học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do C.Mác và Ph. Ăngghen thành lập, được Lê-nin phát triển.
+ Nội dung
Kế thừa, phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học xã hội và tự nhiên mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ thế kỉ XIX (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, thuyết tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp).
Học thuyết gồm bà bộ phận chính: triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với nhau)
Điểm khác: Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới, hình thành hệ thống lý luận vừa mới khoa học vừa cách mạng
:Chicken19 Vai trò chủ nghĩa Mác – Lê-nin:
Là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản.
Và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (tự nhiên và xã hội, nhân văn).

Chúc mọi người có một ngày cuối tuần vui vẻ. Mai mình sẽ hỗ trợ kiến thức luôn nhé, có vấn đề gì liên hệ mình ngay.:Chicken27
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Tiếp tục hỗ trợ câu hỏi tiếp thôi. Thường thì mỗi bài, sau khi hỗ trợ kiến thức cơ bản xong, mình sẽ làm tiếp phần câu hỏi.Phần câu hỏi mỗi bài gồm ba chuyên đề
+ Phần câu hỏi cuối bài
+ Phần trắc nghiệm
+ Phần tự luận mình tự soạn
Nhưng nội dung bài 7, mình sẽ lượt bỏ phần chuyên đề ba nhé. Phần lượt này chỉ dành cho bài 7 thôi nhé, tại nội dung của bài mình khó triển khai câu hỏi nâng cao đấy ạ. Mọi người thông cảm giúp mình nhé.
Bắt tay vào công việc thôi nào
** Chuyên đề 1
Câu 1: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ nổi tiếng thời cận đại?
:MIM2
1. Leonardo da Vinci – họa sĩ nổi tiếng người Italia
Leonardo da Vinci sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 – 23 tháng 4 theo lịch Gregory hiện nay – tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 – 11 tháng 5 theo lịch Gregory hiện nay – năm 1519 tại Amboise, Pháp. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực.
Đặc biệt trong lĩnh vực hội họa, ông đã để lại cho đời những kiệt tác bằng bức bích học Bữa ăn tối cuối cùng tại Tu viện Saint Maria delle Grazie (Milan – Ý), bức chân dung phụ nữ La Gioconda hay Mona Lisa với nụ cười bí ẩn,…
2. Pablo Picasso – họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha
Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.
Sau khi qua đời, Pablo Picasso để lại di sản gần 50.000 tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại như tranh, điêu khắc, đồ gốm, ký phác thảo,… Picasso có vài bức tranh nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới:
-Bức “Nude on a black armchair” – được bán với giá 45,1 triệu USD năm 1999.
-Bức Les Noces de Pierrette – được bán với giá hơn 51 triệu USD năm 1999.
-Bức Garcon à la pipe – được bán với giá 104 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s ngày 4 tháng 5 năm 2004 đã lập kỉ lục thế giới về giá cho một tác phẩm nghệ thuật.
-Bức Dora Maar au Chat – được bán với giá 95,2 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s ngày 3 tháng 5 năm 2006
Câu 2 Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại: tác giả, năm sinh - năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế.
:MIM2
* Bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại
Lĩnh vựcTác giảTác phẩm tiêu biểu




Văn học
Vích-to Huy-gô (Pháp, 1802 - 1885)Tiểu thuyết “Những người cùng khổ”.
Lép Tôn-xtôi (Nga, 1828 - 1910)Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.
Mác Tuên (Mĩ, 1935 - 1910)Những người I-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ.
Ban-dắc (Pháp, 1799 - 1850 )Tấn trò đời, Vỡ mộng, Trời không có mắt,…
An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 - 1875)Được mệnh danh là “ông vua kể chuyện cổ tích” với các tác phẩm: Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm,…
Pu-skin (Nga, 1799 - 1837)Con đường mùa đông, Tôi yêu em, Đám mây đen,…
Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ấn Độ)Thơ Dâng (đoạt giải Noben năm 1913).
Lỗ Tấn (Trung Quốc, 1881 - 1936)Nhật kí người điên, AQ Chính chuyện; Thuốc,...
Hô-xê Ri-đan (Philippin)Đừng động vào tôi,…



Về nghệ thuật


Hội họa
Van Gốc (Hà Lan)Đêm đầy sao, Hoa diên vĩ, Những người ăn khoai tây,…
Rem-bran (Hà Lan, 1606 - 1669)
Phu-gi-ta (Nhật Bản)Con mèo khôn ngoan,…
Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)Nhạc công guitar già, Người đàn bà khóc,…
Lê-vi-tan (Nga)Mùa thu vàng, Rừng bạch dương, Bên vực nước xoáy,…

Âm nhạc
Bét-tô-ven (Đức)Các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9,…
Mô-da (Áo, 1756-1791)Có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.
Trai-cốp-xki (1840 - 1893)Các vở balê: Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng, vở ôpêra: Con đầm pích,…
[TBODY] [/TBODY]
* Nhận xét:
- Những đóng góp:

+ Phản ánh hiện thực xã hội, những vấn đề như: nghèo đói, cơ cực, áp bức, bóc lột, chiến tranh xâm lược phi nghĩa,…
+ Đã sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Thể hiện niềm mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại.
- Hạn chế: Chưa thể đánh thắng được các thế lực thống trị, bóc lột, chưa thể giúp những người dân nghèo khổ thoát khỏi vòng nô lệ
Câu 3 Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.
:MIM2
* Nội dung chính của tác phẩm “Thuốc” (Lỗ Tấn):
- Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ.
- Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, với nền kinh tế què quặt, lạc hậu.
- Truyện ngắn gồm có 4 chương:
+ Kể về vợ chồng Hoa Thuyên - chủ một quán trà nghèo, có đứa con trai độc nhất bị mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế sẽ khỏi bệnh.
+ Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
+ Sáng hôm sau, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Trong những câu chuyện tại quán trà ấy phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ một cách sâu sắc: Thứ nhất, tất thảy họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc; Hai là, họ bàn tán về người tù bị chém sáng nay, đó là Hạ Du. Hạ Du đi tuyên truyền cách mạng, họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
+ Vào một buổi sáng Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
* Tác phẩm phản ánh đời sống xã hội đương thời:
- Vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
- Phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế.
- Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của Hạ Du thời đó.
** Chuyên đề 2: Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng
1. Vai trò nổi bật của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở buổi đầu thời cận đại là:
A.
Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến
B. Hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.
C. Góp phần vào sự thắng lợi của giai cấp tư sản.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
2. Các nhà Triết học Ánh sáng ở thế kỉ XVII - XVIII có vai trò gì?
A.
Tư tưởng của họ là cơ sở để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng.
B. Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII giành được thắng lợi.
C. Là những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến.
D. Là lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu thời bấy giờ.
3. Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII - XVIII là:
A.
Mông-te-xki-ơ, Vích-to-huy-go, Rút-xô.
B. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Ô-oen.
C. Vôn-te, Rút-xô, Xanh-xi-mông.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
4. Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là
A
. Ban-dắc (1799 - 1850).
B. La Phông-ten (1621 - 1695).
C. Coóc-nây (1606 - 1684).
D. Mô-li-e (1622 - 1673).
5. Nhà soạn nhạc thiên tài của nước Đức và cả thế giới thời cận đại là
A
. Rem-bran (1606- 1669).
B. Bach (1685 - 1750).
C. Mô-da (1756- 1791).
D. Bét-tô-ven (1770- 1827).
6. Nhà văn có các tác phẩm được Lê-nin đánh giá là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" là:
A
. Vích-to Huy-gô (1802 - 1885).
B. Lep Tôn-xtôi (1828 - 1910).
C. Pu-skin (1799 - 1837).
D. Sê-khốp (1860 - 1904).
7. "Nhật ki người điên", "AQ chính truyện"... là tác phẩm văn học nổi tiếng của:
A.
Mác Tuên (1835- 1910, người Mĩ.
B. Ta-go (1861 - 1941), người Ấn Độ.
C. Lỗ Tấn (1881 - 1936), người Trung Quốc.
D. Hô-xê Ri-dan (1861 - 1896), người Phi-líp-pin.
8. Chọn ý đúng nhất để hoàn thiện tư liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại:
“Coóc nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền ... cổ điển Pháp. Laphôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và ... cổ điển Pháp. Môlie (1622- 1673) là tác giả nổi tiếng của nền ... cổ điển Pháp ...”
A. Chính kịch ... bi kịch ... hài kịch
B. Bi kịch ... nhà văn ... hài kịch
C. Bi kịch ... nhà văn ... chính kịch
D. Bi kịch ... nhà thơ ... hài kịch
9. Hãy sắp xếp tên tác giả cho phù hợp với tên các tác phẩm sau: 1. Những người khốn khổ; 2. Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ; 3. Chiến tranh và hòa bình.
A
. Vích-to Huygô, Mác Tuên, Lép Tôn-xtôi
B. Lép Tôn-xtôi, Mác Tuên, Vích-to Huy-gô
C. Vích-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi, , Mác Tuên
D. Mác Tuên, Vích-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi
10. Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nửa đầu thế kỉ XIX là
A.
Phoi-ơ-bách và Hê-ghen
B. Xmít và Ri-các-đô
C. Xanh Xi-mông và Phu-ri-ê
D. Mác và Ăng-ghen
11. Chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng lập bởi ai?
A.
Các nhà xã hội không tưởng
B. Phoi-ơ-bách và Hê-Ghen
C. Mác và Ăng-ghen
D. Lê-nin
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp:
Xem lại mục 1
:MIM2
Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp:
Xem lại mục 1
:MIM2
Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn - các nhà khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và sự phát triển tư tưởng của châu Âu.
Chọn B
Câu 3
Phương pháp
: Xem lại mục 1
:MIM2
Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII - XVIII là Mông-te-xki-ơ (1689-1755), Vôn-te (1694-1778), Rút-xô (1712-1778).
Chọn D
Câu 4
Phương pháp:
Xem lại mục 1
:MIM2
Ở phương Tây, tiêu biểu là ở Pháp, trong thế kỉ XVII đã xuất hiện các nhà văn, nhà thơ lớn. Cooc-nây (1606-1684) là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp:
Xem lại mục 1
:MIM2
Bét-tô-ven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.
Chọn D
Câu 6
Phương pháp:
Xem lại mục 2
:MIM2
- Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.
- Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn-xtôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
Chọn B
Câu 7
Phương pháp:
Xem lại mục 2
:MIM2
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,...
Chọn C
Câu 8
Phương pháp:
Xem lại mục 1
:MIM2
Cooc-nây (1606-1684) là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp. La Phông-ten (1621-1695) là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông có tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại. Mô-li-e (1622-1673) là tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người.
Chọn B
Câu 9
Phương pháp
: Xem lại mục 2
:MIM2
- Vích-to Huy gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết những người khốn khổ.
- Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.
- Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ.
Chọn A
Câu 10
Phương pháp:
Xem lại mục 3
:MIM2
Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nửa đầu thế kỉ XIX là Mác và Ăng-ghen
Chọn D
Câu 11
Phương pháp:
Xem lại mục 3
:MIM2
Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp cấp vô sản, phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
Chọn C
Chúc mọi người học tốt:MIM16
 
Top Bottom