Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
VẬT LÍ 11
BÀI 6: TỤ ĐIỆN
A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Tụ điện
+ Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.- Tụ điện dùng để chứa điện tích.
- Tụ điện là dụng cụ được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện, Nó có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện.
- Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng. Cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
- Kí hiệu tụ điện trong mạch điện
+ Cách tích điện cho tụ điện.
- Muốn tích điện cho tụ điện, người ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện như hình vẽ
- Bản nối cực dương sẽ tích điện dương, bản nối cực âm sẽ tích điện âm.
- Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
- Người ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.
2. Điện dung của tụ điện
+ Định nghĩa: Điện dung của tụ là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. Nó được xác định theo công thức được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.+ Công thức: [imath]C=QU=const.[/imath]
- Với: [imath]Q[/imath] là độ lớn điện tích trên mỗi bản tụ (hai bản tụ tích điện trái dấu và cùng độ lớn).
[imath]C[/imath] là điện dung của tụ điện ; đơn vị : fara, kí hiệu [imath]F.[/imath]
+ Đơn vị điện dung:
- Đơn vị điện dung là Fara, kí hiệu là [imath]F[/imath].
- Trong công thức [imath]C=\dfrac Q U[/imath] nếu [imath]Q[/imath] đo bằng đơn vị Cu-lông [imath](C), U[/imath] đo bằng đơn vị là Vôn ([imath]V[/imath]) thì [imath]C[/imath] đo bằng đơn vị fara ([imath]F[/imath]).
- Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế [imath]1 V[/imath] thì nó tích được điện tích [imath]1 C.[/imath]
- Các tụ điện thường dùng chỉ có điện dung từ [imath]10^{-12} F[/imath] đến [imath]10^{-6} F[/imath]. Vì vậy ta thường dùng các ước của fara:
1 nanôfara (kí hiệu là [imath]\eta F[/imath]) [imath]= 1.10^{-9} F[/imath].
1 picôfara (kí hiệu là[imath]\rho F[/imath]) [imath]= 1.10^{-12} F.[/imath]
3. Các loại tụ điện
- Người ta lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm,…
- Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được (còn gọi là tụ xoay).
4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện
- Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng, đó là năng lượng điện trường.
- Công thức: [imath]W=\dfrac{Q^2}{2C}[/imath]
B. GIẢI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
C1 :
Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối hai bản bằng một dây dẫn thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?Trả lời:
Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối hai bản bằng một dây dẫn thì sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện từ bản này qua bản kia qua dây dẫn, kết quả là tụ điện sẽ mất hết điện tích. Đó là vì điện trường do các điện tích của tụ điện tạo ra trong dây dẫn sẽ làm cho các êlectron tự do trong dây dẫn chạy theo chiều từ bản âm sang bản dương, làm cho êlectron của bản âm giảm dần và điện tích dương của bản dương bị trung hòa dần cho đến khi hết hẳn.
Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm tại
BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
BÀI 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
BÀI 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ