Vật lí 8 Bài 6: Lực ma sát

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 6: LỰC MA SÁT
Phần 1: LÝ THUYẾT + BÀI TẬP SGK

I. Khi nào có lực ma sát
[imath]1/[/imath] Lực ma sát trượt

Khi bánh xe đạp đang chạy, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh, ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó có lực ma sát trượt giữa xe và mặt đường
C1
Vi dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật:
- Trong đời sống:
+ Xe đang di chuyển trên đường bỗng phanh gấp, bánh xe trượt trên mặt đường làm xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường
+ Khi viết phấn trên bảng, có lực ma sát trượt giữa đầu viên phấn với mặt bảng
+ Dùng giấy nhám mài sắc các vật kim loại, có lực ma sát trượt giữa giấy nhám với bề mặt vật kim loại
- Trong kĩ thuật:
+ Các chi tiết máy trượt lên nhau trong khi hoạt động làm xuất hiện lực ma sát giữa bề mặt của chúng
[imath]2/[/imath] Lực ma sát lăn
Khi ta búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi, ngăn cản chuyển động lăn của hòn bi là lực ma sát lăn.
C2

Ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật
- Trong đời sống
+ Lăn quả bóng trên sàn, xuất hiện lực ma sát lăn giữa quả bóng với mặt sàn
+ Xe đạp chạy trên đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa mặt đường và bánh xe
- Trong kĩ thuật:
+ Lực ma sát lăn xuất hiện giữa viên bi trong ổ bi và thành đỡ ổ bi
C3
Hình [imath]a/[/imath], lực ma sát giữa vật và mặt sàn là lực ma sát trượt1661434516225.png
Hình [imath]b/[/imath] , lực ma sát giữa bánh xe và mặt sàn là lực ma sát lăn1661434523361.png
Từ hai trường hợp trên, ta thấy cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực ma sát lăn vì cùng một vật, nếu có lực ma sát trượt thì cần [imath]3[/imath] người đẩy nhưng nếu ở trường hợp lực ma sát lăn thì chỉ cần [imath]1[/imath] người.

[imath]3/[/imath] Lực ma sát nghỉ
Trong hình [imath]6.2[/imath], móc lực kế vào một vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương nằm ngang. Vật nặng chưa di chuyển nhưng số chỉ lực kế đã tăng dần.1661434536083.png
C4
Trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nhưng vật vẫn đứng yên vì giữa vật và mặt sàn xuất hiện lực ma sát ngược chiều lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên được gọi là lực ma sát nghỉ.

C5
Ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật
- Trong đời sống:
+ Lực ma sát nghỉ giúp các phương tiện có thể dừng lại ở những nơi đường dốc.
+ Quyển sách nằm yên trên bàn nhờ lực ma sát nghỉ
- Trong kĩ thuật:
+ Các linh kiện chuyển động trên băng chuyền mà không bị trượt nhờ có ma sát nghỉ

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
[imath]1/[/imath] Lực ma sát có thể có hại
C6

Hình [imath]a/[/imath]
- Tác hại lực ma sát: Làm mòn đĩa, líp, xích xe đạp
- Biện pháp làm giảm lực ma sát: Tra dầu vào xích xe đạp thường xuyên
1661434570802.png
Hình [imath]b/[/imath]
- Tác hại của lực ma sát: Làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe
- Biện pháp làm giảm lực ma sát: Thay thế ổ trượt thành trục quay
1661434576010.png
Hình [imath]c/[/imath]
- Tác hại của lực ma sát: Làm việc đẩy đồ vật trở nên khó khăn, vất vả
- Biện pháp làm giảm lực ma sát: Đặt vật lên xe đẩy để chuyển thành ma sát lăn
1661434580817.png

[imath]2/[/imath] Lực ma sát có thể có ích
C7

Hình [imath]a/[/imath]
- Nếu không có lực ma sát thì bảng sẽ rất trơn trượt dẫn đến không thể viết được
- Cách làm tăng lực ma sát: Tăng độ nhám của bảng đến khi hợp lí
1661434598758.png
Hình [imath]b/[/imath]
- Nếu không có lực ma sát thì không thể mở ốc ra được cũng như không quẹt diêm tạo lửa được vì cờ lê và ốc sẽ trượt lên nhau, que diêm và hộp diêm trượt lên nhau
- Cách làm tăng lực ma sát: Làm kích thước hàm cờ lê vừa khít với bề rộng của ốc; Tăng độ nhám của bao diêm
1661434603954.png
Hình [imath]c/[/imath]
- Nếu không có lực ma sát thì xe sẽ không dừng lại sau khi phanh gấp được.
- Cách tăng lực ma sát: Tăng độ khía rãnh mặt lốp xe ô tô để nó có độ bám mặt đường cao hơn.
1661434608488.png

III. Vận dụng
C8

[imath]a/[/imath] Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát tác dụng vào chân rất nhỏ không thể giữ cơ thể đứng vững. Lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì nó giữ cơ thể không bị ngã
[imath]b/[/imath] Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được vì lực ma sát mà mặt đất tác dụng lên bánh xe là quá nhỏ. Lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì làm bánh xe ô tô trượt không chuyển động được.
[imath]c/[/imath] Giày đi mãi bị mòn đế vì lực ma sát giữa đế giày với mặt đường. Lực ma sát trường hợp này là có hại vì làm mòn đế giày.
[imath]d/[/imath] Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị để làm tăng ma sát giưa dây cung và dây đàn nhị dẫn tới đàn sẽ kêu to hơn. Vì vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.
C9
- Ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát giữa trục quay với ổ đỡ.
- VIệc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ vì nó giúp chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, làm máy móc hoạt động dễ dàng, trơn tru hơn từ đó phát triển các ngành cơ khí, chế tạo,....

Tổng kết
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
- Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

-------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 8
 
Last edited:

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần 2: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP

6.1 Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
[imath]A.[/imath] Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
[imath]B.[/imath] Lực xuất hiện làm mòn đế giày
[imath]C.[/imath] Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
[imath]D.[/imath] Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích:
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi, không phải lực ma sát.


6.3 Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
[imath]A.[/imath] Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
[imath]B.[/imath] Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
[imath]C.[/imath] Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
[imath]D.[/imath] Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích:
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.


6.4 Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là [imath]800N[/imath]
[imath]a/[/imath] Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí)
[imath]b/[/imath] Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?
[imath]c/[/imath] Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?
Giải:
[imath]a/[/imath]
Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực ma sát tác dụng lên bánh xe và lực kéo của động cơ ô tô là cặp lực cân bằng nhau.
Khi đó, độ lớn lực ma sát là: [imath]F_{ms}=F_{k}=800N[/imath]
[imath]b/[/imath]
Khi lực kéo tăng lên trong khi lực ma sát không đổi thì ô tô sẽ chuyển động nhanh dần
[imath]c/[/imath]
Khi lực kéo giảm dần trong khi lực ma sát không đổi thì ô tô sẽ chuyển động chậm dần


6.7 Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì
[imath]A.[/imath] Trọng lực
[imath]B.[/imath] Quán tính
[imath]C.[/imath] Lực búng cả tay
[imath]D.[/imath] Lưc ma sát
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích:
Lực ma sát tác dụng vào vật làm cản trở chuyển động của vật, từ đó vật chuyển động chậm dần.


6.12 Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng [imath]800kg[/imath] chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.
[imath]a/[/imath] Tính lực kéo của ngựa biết lực ma sát chỉ bằng [imath]0,2[/imath] lần trọng lượng của xe
[imath]b/[/imath] Để xe bắt đầu chuyển bánh, ngựa phải kéo xe bởi lực bằng [imath]4000N[/imath].
So sánh với kết quả câu [imath]a/[/imath] và giải thích vì sao có sự chênh lệch này?
Giải:
[imath]a/[/imath]
Trọng lượng của xe: [imath]P=10m=10.800=8000N[/imath]
Độ lớn lực ma sát tác dụng lên xe: [imath]F_{ms}=0,2P=1600N[/imath]
Vì xe chuyển động thẳng đều nên lực ma sát tác dụng lên xe và lực kéo của ngựa là hai lực cân bằng
Khi đó, độ lớn lực kéo của ngựa: [imath]F_k = F_{ms}=1600N[/imath]
[imath]b/[/imath]
Vì ban đầu xe đứng yên, để xe bắt đầu chuyển bánh cần tác dụng lực kéo tối thiểu bằng lực ma sát, là [imath]1600N[/imath].


6.14 Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại?
[imath]A.[/imath] Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay cảu vận động viên với sợi dây kéo
[imath]B.[/imath] Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi
[imath]C.[/imath] Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc
[imath]D.[/imath] Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cua roa, vào cung dây của đàn vi-ô-lông đàn nhị (đàn cò)
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]
Giải thích:
Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi [imath]\rightarrow[/imath] ma sát có hại


-------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 8
 
Top Bottom