Sinh 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (Kiến thức SGK)

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Bảng 52-1:
Ví dụPhản xạ không điều kiệnPhản xạ có điều kiện
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lạix
Đi nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã rax
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻx
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốcx
Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi họcx
Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửax
Rút ra:
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
1. Hình thành phản xạ có điều kiện:
Thí nghiệm của Paplop: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì

Lý thuyết Sinh 8: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện | Soạn Sinh 8 - TopLoigiai

- Bật đèn và không cho ăn => không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là kích thích có điều kiện)
- Cho ăn => tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là kích thích không điều kiện)
- Vừa bật đèn vừa cho ăn => tiết nước bọt (lặp lại nhiều lần)
**Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
- Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện:
Câu hỏi trang 167:
Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.
Trả lời:
- Khi gõ mõ cho cá ăn, lặp đi lặp lại liên tục thì khi ta bắt đầu gõ mõ, cá đã bơi lại gần. Khi gõ mõ mà không cho cá ăn thi sau đó gõ cá không bơi lại gần nữa
III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

Phản xạ không điều kiệnPhản xạ có điều kiện
Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiệnTrả lời kích thích bất kì hay kích thích không điều kiện
Bẩm sinhHình thành do học tập
Bền vữngDễ mất khi không được củng cố
Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loạiCá thể
Số lượng hạn địnhSố lượng không hạn định
Cung phản xạ đơn giảnHình thành đường liên hệ tạm thời
Trung ương nằm ở trụ não, tủy sốngTrung ương nằm ở vỏ não
- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).
 
Top Bottom