Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn, ngày đầu tiên của tuần mới các bạn thấy như thế nào nè? Và bây giờ mình xin thay mặt box Sử giới thiệu tới mọi người bài ôn kiến thức thứ hai của chương trình lịch sử lớp 10. Các bạn cùng mình tham khảo nhé!
Trước khi bước vào bài thứ hai, chúng ta cùng qua đây ôn lại chút kiến thức của bài thứ trước được không nhỉ?
=> Các bạn có thể xem tại: Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông
1. Nông nghiệp:
a. Thuận lợi:
+ Cảnh sông, núi, biển đẹp đẽ, muôn màu.
+ Khí hậu ấm áp, trong lành.
=> Thuận lợi cho việc phát triển các ngành giao thông hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp.
b. Khó khăn:
+ Những dãy núi cao từ lục địa chạy ra biển đã ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác, tạo thành những đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác lại ít và màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. => Lưỡi cuốc, cày bằng đồng không có tác dụng.
=> Thích hợp trồng những giống cây lưu niên, có giá trị cao (ô liu, nho, chanh...)
=> Thiếu lương thực khiến cư dân ở đây phải mua lúa mì, lúa mạch từ người Ai Cập, Tây Á.
+ Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. => Diện tích đất canh tác tăng, việc trồng trọt đã có kết quả.
2. Thủ công nghiệp:
+ Phát triển, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn:
3. Thương nghiệp:
+ Nguyên nhân: Do sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.
+ Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
- Người Hi Lạp và Rô-Ma đem bán những sản phẩm mình làm được như: rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đổ gốm...
- Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập,... tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông.
- Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hoá quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê... trờ thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.
- Hoạt động thương mại phát đạt thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.
=> Nền kinh tế của các nhà nước ở vùng Địa Trung Hải phát triển mau lẹ. Hi Lạp và Rô-ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.
II. Thị quốc Địa Trung Hải:
1. Cơ sở hình thành:
+ Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.
+ Khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc.
+ Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình.
2. Tổ chức của thị quốc
+ Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị, phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.
+ Trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. => Người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
3. Tính dân chủ của thị quốc
+ Uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc đã bị đánh bạt. Quyền lực trong xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. => Là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.
+ Thắng lợi quyết định cuộc đấu tranh này là sự hình thành một thể chế dân chủ:
=> Thể chế dân chủ này đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức này thì cũng có hình thức đại hội nhân dân.
4. Hoạt động kinh tế
+ Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
+ Mỗi thành thị là một nước riêng, mà tại đây, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.
+ Lãnh thổ của thị quốc không rộng, dân số lại đông, đất trồng trọt ít, người dân lại ít trồng lúa nhưng lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển buôn bán. => Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa, và nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.
5. Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô ma
+ Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, làm các việc trồng, hái nho, khuân mỏ, chèo thuyền và khuân vác... khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn. Đặc biệt ở Rô-ma, sự cách biệt này càng lớn hơn.
+ Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô:
III. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
1. Lịch và chữ viết
a. Lịch:
+ Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, nhờ đi biển họ đã thấy trái đất không phải như cái đĩa mà như quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời quay quanh trái đất.
+ Người Rô-Ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 => Họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
b. Chữ viết
+ Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu; khả năng phổ biến bị hạn chế.
+ Cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra nhu cầu sáng tạo ra một chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng có khả năng ghép chữ rất linh hoạt.
=> Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rô-ma ra đời. Hệ thống chữ cái của người Rô-ma tức là hệ A, B, C... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.
=> Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
2. Sự ra đời của khoa học
+ Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước, nhưng đến thời cổ đại Hy Lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học.
3. Văn học
+ Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít... mà những tác phẩm họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo đến ngày nay.
+ Các nhà văn chủ yếu là những biên kịch và các tác phẩm là những kịch bản. Bởi thời đấy kịch là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến và được ưa chuộng nhất.
+ Người Rôma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng đã xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng.
4. Nghệ thuật
+ Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ:
- Tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh.
- Các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô,...
+ Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu,... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.
Topic mình muốn giới thiệu đến mọi người: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
Trước khi bước vào bài thứ hai, chúng ta cùng qua đây ôn lại chút kiến thức của bài thứ trước được không nhỉ?
=> Các bạn có thể xem tại: Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông
Bài 4 - Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-Ma
I. Thiên nhiên và đời sống của con người:
1. Nông nghiệp:
a. Thuận lợi:
+ Cảnh sông, núi, biển đẹp đẽ, muôn màu.
+ Khí hậu ấm áp, trong lành.
=> Thuận lợi cho việc phát triển các ngành giao thông hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp.
b. Khó khăn:
+ Những dãy núi cao từ lục địa chạy ra biển đã ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác, tạo thành những đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác lại ít và màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. => Lưỡi cuốc, cày bằng đồng không có tác dụng.
=> Thích hợp trồng những giống cây lưu niên, có giá trị cao (ô liu, nho, chanh...)
=> Thiếu lương thực khiến cư dân ở đây phải mua lúa mì, lúa mạch từ người Ai Cập, Tây Á.
+ Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. => Diện tích đất canh tác tăng, việc trồng trọt đã có kết quả.
2. Thủ công nghiệp:
+ Phát triển, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn:
- Nhiều thợ giỏi và khéo tay, làm ra những sản phẩm nổi tiếng như như đồ gốm, với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp.
- Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao xuất hiện, trong đó nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn.
- Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao xuất hiện, trong đó nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn.
3. Thương nghiệp:
+ Nguyên nhân: Do sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.
+ Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
- Người Hi Lạp và Rô-Ma đem bán những sản phẩm mình làm được như: rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đổ gốm...
- Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập,... tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông.
- Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hoá quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê... trờ thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.
- Hoạt động thương mại phát đạt thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.
=> Nền kinh tế của các nhà nước ở vùng Địa Trung Hải phát triển mau lẹ. Hi Lạp và Rô-ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.
II. Thị quốc Địa Trung Hải:
1. Cơ sở hình thành:
+ Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.
+ Khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc.
+ Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình.
2. Tổ chức của thị quốc
+ Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị, phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.
+ Trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. => Người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
3. Tính dân chủ của thị quốc
+ Uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc đã bị đánh bạt. Quyền lực trong xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. => Là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.
+ Thắng lợi quyết định cuộc đấu tranh này là sự hình thành một thể chế dân chủ:
- Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.
- Người ta không chấp nhận việc có vua. Chia thành 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một hội đồng 500, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.
- Người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.
- Mỗi năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, ở đây ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
- Người ta không chấp nhận việc có vua. Chia thành 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một hội đồng 500, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.
- Người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.
- Mỗi năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, ở đây ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
4. Hoạt động kinh tế
+ Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
+ Mỗi thành thị là một nước riêng, mà tại đây, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.
+ Lãnh thổ của thị quốc không rộng, dân số lại đông, đất trồng trọt ít, người dân lại ít trồng lúa nhưng lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển buôn bán. => Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa, và nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.
5. Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô ma
+ Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, làm các việc trồng, hái nho, khuân mỏ, chèo thuyền và khuân vác... khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn. Đặc biệt ở Rô-ma, sự cách biệt này càng lớn hơn.
+ Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô:
- Ở Hi Lạp: hình thức phản kháng chủ yếu là trễ nải trong lao động và bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh.
- Ở Rô-ma: nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự.
- Ở Rô-ma: nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự.
III. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
1. Lịch và chữ viết
a. Lịch:
+ Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, nhờ đi biển họ đã thấy trái đất không phải như cái đĩa mà như quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời quay quanh trái đất.
+ Người Rô-Ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 => Họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
b. Chữ viết
+ Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu; khả năng phổ biến bị hạn chế.
+ Cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra nhu cầu sáng tạo ra một chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng có khả năng ghép chữ rất linh hoạt.
=> Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rô-ma ra đời. Hệ thống chữ cái của người Rô-ma tức là hệ A, B, C... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.
=> Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
2. Sự ra đời của khoa học
+ Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước, nhưng đến thời cổ đại Hy Lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học.
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên những ghi chép và giải bài riêng biệt, những nhà toán học tiêu biểu như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít,... đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao.
- Vật Lý: có Ác-si-mét (Ông là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh và nhà thiên văn học người Hy Lạp) với nhiều phát hiện quan trọng như Lực đẩy Ác-si-mét...
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày chúng một cách có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít,...
- Vật Lý: có Ác-si-mét (Ông là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh và nhà thiên văn học người Hy Lạp) với nhiều phát hiện quan trọng như Lực đẩy Ác-si-mét...
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày chúng một cách có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít,...
3. Văn học
+ Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít... mà những tác phẩm họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo đến ngày nay.
+ Các nhà văn chủ yếu là những biên kịch và các tác phẩm là những kịch bản. Bởi thời đấy kịch là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến và được ưa chuộng nhất.
+ Người Rôma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng đã xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng.
4. Nghệ thuật
+ Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ:
- Tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh.
- Các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô,...
+ Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu,... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.
- HẾT -
Topic mình muốn giới thiệu đến mọi người: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
Last edited: