Sử 11 Bài 4 - Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi, mọi người, thứ 3 mỗi tuần lại đến, mình cũng tiếp tục công việc của mình, hôm nay mình sẽ hỗ trợ các bạn bài 4 Các nước Đông Nam Á ( Sách Giáo Khoa Lịch Sử 11)
Hôm nay mình sẽ ôn thẳng vào chủ đề chính luôn ha
Trước khi hỗ trợ bài tiếp theo, chúng ta cùng ôn lại kiến thức cơ bản bài 3 Trung Quốc thôi nào!!!

* Các bạn có thể truy cập vào file cuối bài, mình đã đính kèm
để tham khảo lại bài cũ:
Bài 4: Các nước Đông Nam Á ( cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX )
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

* Nguyên nhân
Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
  • Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.
  • Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
  • Chế độ phong kiến khủng hoảng. Kinh tế kém phát triển.
  • Khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội
* Quá trình xâm lược
Tên các nước Đông Nam ÁThực dân xâm lượcThời gian hoàn thành xâm lược
In-đô-nê-xi-aBồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà LanGiữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị
Phi-lip-pinTây Ban Nha, MĩGiữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị
- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.
- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của Mĩ.
Miến ĐiệnAnhNăm 1885 Anh thôn tính Miến Điện
Ma-lai-xi-aAnhĐầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh
Việt Nam - Lào- Cam-pu-chiaPhápCuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương
Xiêm (Thái Lan)Anh - Pháp tranh chấpXiêm vẫn giữ được độc lập
[TBODY] [/TBODY]
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.

* Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
* 1825-1830: Cuộc khởi nghĩa A - chê do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương quốc Yogyacata lãnh đạo,được đông đảo nhân dân trên đảo Giava và các đảo khác đi theo, là cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX.
* Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890
* Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX. Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công nhân và tư sản.


3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin

* Nguyên nhân
  • Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động.
  • Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt dẫn đến phong trào đấu tranh bùng nổ.
* Phong trào đấu tranh
  • Năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ Ca-vi-tô được 3 ngày thì thất bại.
  • Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.
Nội dungXu hướng cải cáchXu hướng bạo động
Lãnh đạo- Hô-xê-Ri-dan-Bô-ni-pha-xi-ô
Lực lượng tham gia“Liên minh Philíppin”, bao gồm trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản tiến bộ, một số hộ nghèo“Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” tập hợp chủ yếu là nông dân, dân nghèo thành thị
Hình thức đấu tranhĐấu tranh ôn hòaKhởi nghĩa, vũ trang tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa tháng 8/1896
Chủ trương đấu tranhTuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đòi quyền bình đẳng với người Tây Ban Nha.Đấu tranh lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, xây dựng quốc gia độc lập.
Kết quả - ý nghĩaTuy thất bại nhưng Liên minh đã thức tỉnh, tinh thần dân tộc, chuẩn bị tư tưởng cho cao trào cách mạng sau nàyKhởi nghĩa tháng 8/1896 đã giải phóng nhiều vùng, thành lập được chính quyền nhân dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa.
[TBODY] [/TBODY]
* Phong trào đấu tranh chống Mĩ
  • Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philippin.
  • Nhân dân Philippin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại. Philippin trở thành thuộc địa của Mĩ.
4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

* Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX
  • Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
  • Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
  • Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh.
* Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
Tên phong trào khởi nghĩaThời gianĐịa bàn hoạt độngKết quả
Khởi nghĩa Si-vô-tha1861-1892Tấn công U-đong và Phnôm PênhThất bại
Khởi nghĩa A-cha Xoa1863-1866Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, nhân dân
Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp
Thất bại
Khởi nghĩa Pu-côm-bô1866-1867Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đongThất bại
[TBODY] [/TBODY]
  • Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm.
  • Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,
  • Có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô được coi là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX

* Bối cảnh lịch sử
  • Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Thái Lan.
  • Năm 1893 bị thực dân Pháp xâm lược.
Tên khởi nghĩaThời gianĐịa bàn hoạt độngKết quả
Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc1901-1903Xa-va-na-khet, Đường 9, Biên giới Việt - LàoThất bại
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam1901-1937Cao nguyên Bô-lô-venThất bại
Khởi nghĩa Châu Pa-chay1918-1922Bắc Lào, Tây Bắc Việt NamThất bại
[TBODY] [/TBODY]
* Nhận xét
  • Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào, và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.
  • Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
  • Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân
* Kết quả
  • Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
  • Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX

* Bối cảnh lịch sử
  • Năm 1752 triều đại Ra-ma theo đuổi chính sách đóng cửa.
  • Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
  • Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
* Nội dung cải cách
  • Kinh tế
    • Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
    • Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
  • Chính trị
    • Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .
    • Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
    • Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện) .
    • Chính phủ có 12 bộ trưởng.
  • Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
  • Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
  • Đối ngoại:
    • Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
    • Lợi dụng vị trí nước đệm.
    • Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
* Tính chất
  • Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.
  • Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

Hẹn gặp các bạn vào ngày thứ năm nhá. Hôm thứ 5 mình sẽ bổ sung phần câu hỏi cho các bạn
Chúc các bạn học tốt!!!
 

Attachments

  • Bài 3 Trung Quốc.docx
    16.9 KB · Đọc: 1

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Như lời đã hứa thì thứ 5 chúng ta lại tiếp tục gặp nhau rồi nhỡ. Hôm thứ ba mìn đã hoàn thành việc hỗ trợ kiến thức cơ bản bài 4. Các nước Đông Nam Á:Tuzki3
Và hôm nay mình sẽ tiếp tục làm hết phần tiếp theo đó là: giải hết tất câu hỏi trong sách giáo khoa + 1 số câu hỏi nâng cao do mình tự soạn.

:Tuzki33** Chuyên đề 1. Câu hỏi sách giáo khoa
Câu 1 : Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp
Câu 2: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
Câu 3: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây
Cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây. Sở dĩ như vậy là bởi vì:
  • Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
  • Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây.
  • Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.
=> Mặc dù Xiêm là nước duy nhất không phải là thuộc địa, tuy nhiên trên thực tế Xiêm vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nước Phương Tây.
:Tuzki33 * Chuyên đề 2. Câu hỏi trắc nghiệm
Bài 1 Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị ở In-đô-nê-xi-a vào
A.
Giữa thế kỉ XVIII
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Giữa thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
2. Từ thế kỉ XVI, Phi-lip-pin là thuộc địa của
A.
Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. Anh
D. Pháp
3. Vào nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm
A.
Cam-pu-chia, Lào
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a
C. Việt Nam, Phi-lip-pin
D. Mã Lai, Miến Điện
4. Nửa sau thế kỉ XIX, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của thực dân
A.
Anh
B. Pháp
C. Tây Ban Nha
D. Hà Lan
5. Nước Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp vào năm
A.
1873.
B. 1884.
C. 1893.
D. 1896.
6. Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào diễn ra rộng khắp từ
A.
giữa thế kỉ XIX.
B. cuối thế kỉ XIX.
C. cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. đầu thế kỉ XX.
7. Hai xu hướng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin vào cuối thế kỉ XIX là
A.
Xu hướng ôn hòa và xu hướng bạo động
B. Xu hướng cách mạng và xu hướng cả lương
C. Xu hướng "bài ngoại" và xu hướng "mở cửa"
D. Xu hướng cải cách và xu hướng bạo động
8. Cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc lãnh đạo diễn ra trong thời gian
A.
Từ năm 1901 đến năm 1905
B. Từ năm 1902 đến năm 1903
C. Từ năm 1901 đến năm 1903
D. Từ năm 1890 đến năm 1907
9. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương
A.
Khởi nghĩa Si-vô-tha
B. Khởi nghĩa A-cha Xoa và Pu-côm-bô
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo
D. Khởi nghĩa Com-ma-đam
10. Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây có ý đồ xâm lược Vương quốc Xiêm (Thái Lan) là
A.
Mĩ - Tây Ban Nha.
B. Pháp - Tây Ban Nha.
C. Anh - Bổ Đào Nha.
D. Anh - Pháp.
11. Người chủ trương mở của buôn bán với nước ngoài nhằm phát triển nến kinh tế của Vương quốc Xiêm là
A.
Ra-ma III.
B. Ra-ma IV.
C. Ra-ma V.
D. Ra-ma VI.
12. Người tiến hành nhiều cải cách, đưa nước Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa là
A.
Ra-ma IV.
B. Ra-ma V.
C. Ra-ma VI.
D. Ra-ma VII.
Đáp Án
Câu 1
:Tuzki54 Phương pháp:
Xem lại mục 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
Ở In-đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV-XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.
Chọn C
Câu 2
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.
Chọn B
Câu 3
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
- Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Chọn D
Câu 4
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa
Chọn B
Câu 5
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Năm 1865, nhiều đoàn thám hiểm người Pháp đi ngược sông Mê Công lên thượng nguồn để thăm dò khả năng xâm nhập Lào, gây sức ép buộc triều đình Luông-pha- bang phải công nhận nền thống trị của Pháp. Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó Chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm 1893.
Chọn C
Câu 6
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Ngay từ đầu thế kỉ XX, nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bất khuất trên toàn lãnh thổ để chống lại ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp.
Chọn D
Câu 7
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 3. Phong trào chống thực dân ở Phi-líp-pin
Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Phi-líp-pin xuất hiện hai xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.
+ Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan thành lập “Liên minh Phi-líp-pin”, thu nạp nhiều trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khởi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-lip-pin.
+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường lối cải cách ôn hòa, tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi Liên minh Phi-líp-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” - viết tắt là KATIPUNAN.

Chọn D
Câu 8
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901-1903) dưới sự chỉ huy của Pha-ca-đuốc
Chọn C
Câu 9
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương là: Khởi nghĩa A-cha Xoa và Pu-côm-bô
Chọn B
Câu 10
:Tuzki54Phương pháp:
Xem lại mục 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
Vào giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước ở Đông Nam Á, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp
Chọn D
:Tuzki33 * Chuyên đề 3. Câu hỏi tự luận nâng cao
:Tuzki57 Câu 1 Vì sao nhân dân Cam-pu-chia đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Nhân dân Cam-pu-chia đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vì:
- Vào nửa sau thế kỉ XIX, trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia.
- Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
- Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.
- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm
Câu 2:
:Tuzki57Hãy điền vào bảng sau những nội dung phù hợp về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia vào cuối thế kỉ XIX:

Thời gian diễn raTên người lãnh đạoCăn cứ và địa bàn hoạt độngThành phần tham gia
[TBODY] [/TBODY]
Thời gian diễn raTên người lãnh đạoCăn cứ và địa bàn hoạt độngThành phần tham gia
1861 - 1892Khởi nghĩa Si-vô-thaTấn công U-đong và Phnôm PênhĐông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
1863 - 1866Khởi nghĩa A-cha XoaCác tỉnh giáp biên giới Việt Nam, nhân dân Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống PhápĐông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
1866 - 1867Khởi nghĩa Pu-côm-bôLập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man, tấn công U-đôngĐông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
[TBODY] [/TBODY]
:Tuzki57 Câu 3: Trình bày những nội dung cải cách của Ra-ma V và nêu ý nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm
1. Nội dung cải cách của Ra-ma V:
- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
- Chính trị
+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

2. Ý nghĩa:
- Về mặt đối nội:
+ Mở ra một giai đoạn phát triển mới toàn diện cho xã hội Xiêm.
+ Xóa bỏ được chế độ nô lệ, giải phóng sức lao động, góp phần đưa nền kinh tế phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
+ Trong nông nghiệp, hình thái kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã bị loại bỏ và thay bằng nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
- Về mặt đối ngoại: Góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân.
=> Những cải cách có tính chất tiến bộ, đáp ứng được phần nào yêu cầu của lịch sử đặt ra, tạo cho đất nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng Tư bản chủ nghĩa, đồng thời giúp Xiêm giữ được nền độc lập dân tộc mặc dù còn bị lệ thuộc về nhiều mặt.
.
Hôm nay chúng ta lại hoàn tất xong bài 4 rồi đó ạ. Hẹn gặp lại các bạn vào thứ 7 nhé!!!
Chúc các bạn, có 1 tuần học vui vẻ ạ!!
:Tuzki56
 
Top Bottom