- 13 Tháng bảy 2017
- 3,419
- 3
- 4,467
- 644
- 22
- Bình Định
- THPT Chuyên Lê Quý Đôn


Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ. Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.2. Đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là [imath]AC[/imath] hay (∼)Đặc điểm:
- Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
- Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Khi dòng điện xoay chiều đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn đó nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt. | ![]() |
2. Cách nhận biết các dụng cụ đo dòng điện xoay chiều
Chú ý: Trên ampe kế và vôn kế đo dòng điện một chiều luôn có kí hiệu ở các núm “+” và “ - ”.
3. Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế
- Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của dòng điện cần đo.- Hiệu chỉnh ampe kế trước khi đo.
- Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của ampe kế).
- Số chỉ trên ampe kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện trong mạch.
4. Cách đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế
- Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu điện thế cần đo.- Hiệu chỉnh vôn kế trước khi đo.
- Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của vôn kế).
- Số chỉ trên vôn kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Bài C1:
Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 SGK và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. | ![]() |
Lời giải:
+ Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và quang của dòng điện.
+ Bút thử điện khi cắm vào ổ điện làm sáng đèn thể hiện tác dụng quang của dòng điện
+ Nam châm điện hút được đinh sắt thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
Bài C2:
Lời giải:
Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực [imath]N[/imath] của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều nó sẽ bị đẩy và ngược lại.
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực [imath]N[/imath] của nam châm lần lượt bị hút, đẩy theo chiều dòng điện vào thời điểm đó. Nhưng do quán tính nên thanh nam châm nằm dưới có thể dao động (rung). Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều nên đầu dưới của nam châm điện luân phiên đổi từ cực.
Bài C3: Một bóng đèn có ghi [imath]6V - 3W[/imath]. Lần lượt mắc vào mạch điện một chiều rồi mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế [imath]6V[/imath]. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Vì sao?
Lời giải:
Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.
Bài C4:
Lời giải:
Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện [imath]S[/imath] của cuộn dây [imath]B[/imath] biến đổi. Do đó trong cuộn dây [imath]B[/imath] xuất hiện dòng điện cảm ứng.
----
Xem thêm:
[Vật Lí 9] Hệ thống mục lục các bài