Sử 11 Bài 3 Trung Quốc

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi, mọi người, mới đây thôi đã là thứ 7 rồi, thời gian trôi nhanh quá đúng không ạ!!!:Tuzki9
Hôm nay mình sẽ tiếp tục hỗ trợ kiến thức cơ bản lớp 11, bài 3 Trung Quốc nhá.
Mọi người cho tôi, xíu cảm nhận sau khi học, tham khảo xong bài 1 và bài 2 thử nha. Nếu có sai sót, nhớ bình luận vào phía dưới để mình biết sửa đổi cho tốt hơn ạ. Cảm ơn mọi người ạ!!
Trước khi vào kiến thức bài mới, các bạn cùng mình ôn lại kiến thức bài 2 Ấn Độ nhá
* Các bạn có thể xem vào đường link này nha:https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-2-an-do.831678/
Bài 3 Trung Quốc
1 Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
* Nguyên nhân


- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc:
+ Vị trí địa lí chiến lược quan trọng.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.
+ Dân số đông => Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.
+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.
=> Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.
b) Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây
- Tháng 6/1840 - tháng 8/1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.
=> Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc khác đua nhau xâu xé Trung Quốc.
=> Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.
+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
[TBODY] [/TBODY]
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến
* Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ( 1851 - 1864 )
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn.
- Quy mô: nổ ra ngày 1-1-1851, tại Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851-1864).
- Hình thức: khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả:
+ Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ… được đề ra.
+ Ngày 19-7-1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Cuộc vận động Duy Tân (1898)
- Lãnh đạo: hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
- Hình thức: vận động Duy Tân.
- Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân. Vì vậy, cuộc vận động Duy tân đã nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Thái Hậu Từ Hi cầm đầu.
- Ngày 21-9-1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Thái Hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tân; Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải ra lánh ở nước ngoài.
* Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899 - 1901)
- Hình thức: khởi nghĩa vũ trang
- Thành phần: nông dân
- Mục tiêu: chống đế quốc
- Quy mô: miền Bắc Trung Quốc
- Diễn biến: bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quan 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào.
- Kết quả: thất bại. Vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
Nhà Mãn Thanh lại một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901), theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Tính chất - ý thức
* Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ( 1851 - 1864) cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.
* Cuộc vận động Duy Tân ( 1898) :Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc
* Phong trào nghĩa Hoà Đoàn ( 1899 - 1901 ) Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
a.Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội

Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội – chính Đẳng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
Tham gia: Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, một số ít đại biểu công nông.
Cương lĩnh chính trị: theo chỉ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc).
Mục đích của Hội là : “ Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc”.
b. Cách mạng Tân Hợi ( 1911)
Nguyên nhân:

Nhân dân Trung Quốc đối đầu với đế quốc và phong kiến.
Ngày 9/5/1911, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc sự kiện này châm ngòi cho cách mạng bùng nổ.
Tính chất – ý nghĩa:
Cách mạng mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển.
Cách mạng ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Cách mạng có nhiều hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Hẹn mọi người, vào ngày thứ hai (6/9) , hôm thứ hai mình sẽ hỗ trợ thêm phần câu hỏi ạ, như thông thường thì phần câu hỏi có ba chuyên đề :
* Câu hỏi trắc nghiệm.
* Câu hỏi tự luận trong sách giáo khoa
* Câu hỏi tự luận nâng cao, do mình tự soạn thảo
Các bạn hãy đoán chờ nhé!!Mong mọi người, đọc tham khảo và nhớ chia sẻ kiến thức cho mọi người xung quanh cùng nhau học tập nữa nha!!
Chúc mọi người có 1 tuần học mới vui vẻ, nhặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Chúc tất cả tốt lành.:Tuzki31

Mọi người nhớ là, nếu chưa hiểu phần nào á nhớ bình luận hỏi mình ngay nha, để mình hỗ trợ liền cho các bạn. Box sử không để các bạn ở phía sau
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Chào tất cả các bạn ha, thì thứ 7 vừa rồi, mình cũng đã hỗ trợ kiến thức bài 3 Trung Quốc cho các bạn. Các bạn có thấy thắc mắc gì không ạ !!!Nếu không hiểu phần nào, nhớ liên hệ mình nha:Tuzki3
Rồi hôm nay chúng ta cùng bắt tay vào xử lí các câu hỏi của bài 3 Trung Quốc ( SGK 11/ Trang 12- 17 )
:Tuzki36 * Phần câu hỏi gồm ba chuyên đề ha
* Phần câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa
* Phần câu hỏi trắc nghiệm
* Phần câu hỏi nâng cao liên quan đến bài ( Đối với câu hỏi này thì do mình tự biên soạn)

Cùng nhau bắt tay vào xử lí từng chuyên đề thôi nào
:Tuzki46 Chuyên đề 1
* Phần câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa
Câu 1: Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
* Kết quả
Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Là cuộc cách mạng Tư Sản vì:
+ Nhiệm vụ: xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước tiến lên con đường Tư Bản Chủ Nghĩa
+ Lãnh đạo: Tư sản
+ Động lực: được sự ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân.
- Không triệt để: (Hạn chế)
+ Tàn dư Phong Kiến vẫn còn. Ở Trung Quốc có sự liên minh giữa Tư sản và Phong kiến.
+ Vấn đề ruộng đất cho nông dân chưa được giải quyết thoả đáng
.
Câu 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc chống lại Phong Kiến và Đế Quốc
.
:Tuzki46Chuyên đề 2 Phần câu hỏi trắc nghiệm
Yêu câu của bài: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1 Để đặt cơ sở cho việc thôn tính Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây đã
A. Đòi chính quyền Mãn Thanh phải "mở cửa', đòi tự do buôn bán thuốc phiện.
B. Đòi tự do đi lại, buôn bán ở Trung Quốc.
C. Đòi được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
D. Đòi được truyền bá đạo Thiên Chúa
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 1 ( SGK 11 / Trang 12) Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
A. Đòi chính quyền Mãn Thanh....
Câu 2. Hiệp ước Nam Kinh đã
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.
B. Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.
C. Đánh dấu mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
D. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 1 ( SGK 11/ Trang 12 )
C.Đánh dấu mốc mở đầu....
Câu 3. Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc diễn ra
A. Từ tháng 1 - 1851 đến tháng 7 - 1864
B. Từ tháng 2 - 1864 đến tháng 2 - 1871
C. Từ tháng 1 - 1864 đến tháng 9 - 1898
D. Từ tháng 3 - 1870 đến tháng 4 - 1875
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 2 ( SGK 11/ Trang 12 - 13 )
A. Từ tháng 1 - 1851 đến tháng 7 - 1864
Câu 4. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là
A. Xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh ( Nam Kinh ).
B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng.
C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước.
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 2 ( SGK 11/ Trang 12 - 13 )
A. Xây dựng được chính quyền...
Câu 5. Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là
A. Khẳng định vai trò của quan lại, sĩ phu tiến bộ.
B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.
D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé.
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 2 ( SGK 11/ Trang 12 - 13 )
D. Đưa Trung Quốc phát triển,....
Câu 6. Lực lượng tham gia Trung Quốc đồng minh hội là
A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
B. Nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông.
D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 3 ( SGK 11/ Trang 15 - 16 )
X. Trí thức tư sản,...
Câu 7. Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là.
A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.
B. Thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.
D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
:Chicken2 Phương pháp: Dựa vào mục 3 ( SGK 11/ Trang 15 - 16 )
B. Thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
:Tuzki46 Chuyên đề 3 Phần câu hỏi tự luận nâng cao
Câu 1. Chiến tranh thuốc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với Trung Quốc.
- Chiến tranh thuốc phiện đã với sự tấn công như vũ bão của quân Anh, triều đình Thanh hoang mang lo sợ và trong một thời gian rất ngắn đã đầu hàng. Và đồng ý ký kết hiệp ước Nam Kinh (bán quyền lợi của dân tộc Trung Hoa), nội dung bao gồm: Triều đình nhà Thanh phải bồi thường 2100 vạn ngân lượng cho chính phủ Anh, nhượng đảo Hồng Kông, khu vực mới mở rộng của Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải…
Đây được coi là điều ước không bình đẳng mà quân ngoại quốc đã ép buộc Trung Quốc phải ký kết. Trung Quốc từ đây trở thành một đất nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
.
Câu 2: Nêu những nét chính các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đến đầu TK XX. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đến đầu TK XX?
Những nét chính là:
Nội dungkhởi nghĩa Thái bình Thiên QuốcPhong trào Duy TânPhong trào Nghĩa Hòa đoàn
Diễn biến chínhBùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) lan rộng khắp cả nước bị phong kiến đàn áp năm 1864 thất bạiNăm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thếNăm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công thất bại
Lãnh đạoHồng Tú ToànKhang Hữu Vi, Lương Khải Siêu
Lực lượngNông dânQuan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang TựNông dân
Tính chất - ý thứcLà cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn ThanhCải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung QuốcPhong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
[TBODY] [/TBODY]
Nhận xét: Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối XIX đầu XX diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại. Nguyên nhân thất bại
+ Chưa có tổ chức chính Đảng lãnh đạo
+ Sự bảo thủ hèn nhát của triều đình Phong Kiến
+ Do Phong Kiến và Đế Quốc cấu kết đàn áp
Câu 3: Nêu cuộc cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi đây là cuộc cách mạng không triệt để?
Nội dung CM Tân Hợi là:
Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc > < Đế quốc, phong kiến
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho Đế Quốc và Phong Kiến “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng Minh Hội phát động đấu tranh
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 à lan rộng khắp Miền Nam, Miền Trung
+ 29/12/1911 Tiểu tư sản làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, Đế Quốc cũng can thiệp
- Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tiểu tư sản từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
- Tính chất – ý nghĩa:
+ Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không triệt để
+ Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa Tư bản phát triển. Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Á
Là cuộc cách mạng
chưa triệt để là vì: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).
Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
:Chicken23 * Lưu ý : Câu 2 và câu 3 giống với câu hỏi sách giáo khoa, nhưng trả lời ở chuyên đề 3 là thuộc dạng nâng cao nhá.
* Bổ sung: 1 số sự kiện tương ứng
Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp.

1. Từ giữa thế kỉ XIXa) Cuộc vận động Duy tân (do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng) bắt đầu.
2. Ngày 1-1-1851b) Nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
3. Năm 1898c) Phong trào Nghĩa Hoà đoàn bùng nổ ở Sơn Đông, rồi lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây nhằm tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh; bị liên quân 8 nước đàn áp, phong trào đã thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất và thiếu vũ khí.
4. Ngày 21-9-1898d) Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc bùng nổ.
5. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XXđ) Nhà Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng các nước đế quốc. Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
6. Năm 1901e) Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, chấm dứt hơn 100 ngày vận động Duy tân ở Trung Quốc.
[TBODY] [/TBODY]
1- b
2- d
3- a
4- e
5- c
6-đ
:Chicken4 *Điền các sự kiện tương ứng với mốc thời gian trong bảng sau để phản ánh đúng diễn biến của phong trào cách mạng ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.
Thời gianSự kiện
Đầu năm 1905
Tháng 8-1905
Ngày 9-5-1911
Ngày 10-10-1911
Ngày 29-12-1911
Tháng 2-1912
Ngày 6-3-1912
[TBODY] [/TBODY]
Thời gianSự kiện
Đầu năm 1905Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc lan rộng khắp các tỉnh
Tháng 8-1905Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
Ngày 9-5-1911 Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “quốc hữu hoá đường sắt”
=> Tạo sự căm phẫn trong quần chúng nhân dân và tầng lớp tư sản => châm ngòi cho cách mạng
Ngày 10-10-1911Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương
Ngày 29-12-1911Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Tháng 2-1912 Tôn Trung Sơn từ chức
Ngày 6-3-1912Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.
[TBODY] [/TBODY]
** Giải ô chữ: Một số nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu một vài thông tin về nội dung ở chữ đậm hàng dọc.
- Ô chữ hàng ngang:
  1. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời năm 1905.
  2. Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Tôn Trung Sơn.
  3. Cuộc khởi nghĩa do Đổng Minh hội phát động ngày 10-10-1911.
  4. Tên ông vua trị vì ở Trung Quốc trong những năm cuối thể kỉ XIX.
  5. Một trong hai nhà nho yêu nước ở Trung Quốc đã lãnh đạo cuộc vận động Duy tân.
  6. Một cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu cuối thế kỉ XIX.
  7. Người được Quốc dân đại hội bầu làm Đại Tổng thống đứng đầu Chính phủ làm thời năm 1911.
  8. Tên một đại thần của triều đình Mãn Thanh giữ chức Đại Tổng thống khi vua Thanh thoái vị.
- Ô chữ đậm hàng dọc: Tên triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.
1-1517993801-2017-06-06-231301.png

- Hàng ngang:
1. Đồng minh hội
2.Cách mạng Tân Hợi
3. Vũ Xương
4. Quang Tự
5. Khang Hữu Vi
6. Nghĩa Hoà Đoàn
7. Tôn Trung Sơn
8. Viên Thế Khải
- Nội dung ô chữ đậm hàng dọc: Mãn Thanh
:Chicken23 Rồi nha, phần kiến thức cơ bản cũng như là phần câu hỏi bài 3, mình đã hỗ trợ xong tất.
Các bạn đọc tham khảo nhưng thế nào nhá, rồi cho mình xin ý kiến nà
Chúc các bạn 1 tuần học vui vẻ và tràn đầy năng lượng nhá!!!:rongcon22
Sang ngày mai thứ 3 ( 7/9) mình sẽ hỗ trợ tiếp bài 4 Các nước Đông Nam Á Sách giáo khoa 11.
Hẹn gặp lại :rongcon29
 
Top Bottom