- 13 Tháng bảy 2017
- 3,419
- 3
- 4,467
- 644
- 22
- Bình Định
- THPT Chuyên Lê Quý Đôn


Bài 28: Động cơ điện một chiều
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Lực điện từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện
Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì có lực điện từ tác dụng lên nó, lực điện từ làm cho khung quay quanh trục của nó, trừ một vị trí duy nhất đó là khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ (tức là mặt phẳng khung nằm trong mặt phẳng trung hòa).
2. Động cơ điện một chiều
a) Nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều có bộ góp- Để lực điện từ luôn có tác dụng làm khung dây quay theo một chiều, dòng điện thường được đưa vào khung dây bằng một bộ góp. Bộ góp gồm:
+ Một cổ góp thường làm bằng đồng và có hình trụ, được chia thành [imath]2[/imath] phiến góp và nối với hai đầu khung dây.
+ Hai thanh quét [imath](C_1[/imath] và [imath]C_2)[/imath], thường làm bằng than và có hình hộp chữ nhật, nằm tiếp xúc với các phiến góp và nối với nguồn điện để đưa dòng điện vào khung dây.
b) Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều
3. Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật
Lưu ý: Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều.
4. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện
Khi động cơ điện hoạt động, điện năng của dòng điện được chuyển hóa thành cơ năng.
Bài C1:
Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên đoạn [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath] của khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua như hình 28.1 | ![]() |
Lời giải:
Lực điện từ tác dụng lên đoạn [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath] của khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua như hình 28.1 SGK sẽ vuông góc với mặt phẳng khung dây | ![]() |
Bài C2: Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó:
Lời giải:
Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.
Bài C3: Nhận xét về sự khác nhau của hai bộ phận chính của nó so với mô hình động cơ điện mà em mới tìm hiểu.
Lời giải:
- Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.
- Bộ phận quay của động cơ điện kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại.
Bài C4:
Nhận xét về sự khác nhau của hai bộ phận chính của nó so với mô hình động cơ điện mà em mới tìm hiểu. | ![]() |
Lời giải:
- Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.
- Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
Bài C5:
Lời giải:
Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath] có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây được thể hiện trong hình 28.3 Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ. | ![]() |
Bài C6: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?
Lời giải:
Người ta không dùng nam châm vĩnh cửu vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.
Bài C7: Kể một số ứng dụng của động cơ điện mà em biết?
Lời giải:
Động cơ điện được sử dụng để chế tạo ra máy bơm, máy quạt, tủ lạnh, máy giặt,...