Vật lí 9 BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT,THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sự nhiễm từ của sắt, thép
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.


Ngắt công tắc, ống dây có lõi sắt non không hút các kẹp giấy còn ống dây có lõi thép thì hút các vụn giấy

[imath]\Rightarrow[/imath] Sở dĩ sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm.
1665588554217.png



Khi đóng công tắc ống dây có lõi sắt và thép hút các kẹp giấy.

[imath]\Rightarrow[/imath] Không những sắt, thép mà các vật liệu từ như niken, coban... đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

1665588602572.png

2. Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu

- Nam châm điện là ống dây có dòng điện chạy qua và trong có lõi sắt. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

- Nam châm vĩnh cửu là một lõi thép đã bị nhiễm từ.
1665588650342.png


C3:

So sánh các nam châm điện được mô tả trên hình 25.4 SGK. Trong các nam châm điện a và b; c và d; b, d và e thì nam châm nào mạnh hơn?

1665589153296.png
Lời giải:
Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh.
Vậy nam châm b mạnh hơn a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b và d.

III/ VẬN DỤNG
C4: Khi chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao?

Lời giải:
Vì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Mặt khác, kéo làm bằng thép nên khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.

C5: Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?

Lời giải:
Cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.

C6: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài.

Lời giải:
Cấu tạo của nam châm điện: Gồm một ống dây dẫn gồm nhiều vòng dây quấn xung quanh một lõi sắt non.
Nam châm điện có lợi thế:
- Có thế chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây làm nam châm mất hết từ tính
- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

--------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 9
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Bài 25: Sách bài tập

25.3

Trên hình 25.2 SBT vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.
a) Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?

b) Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.

c) Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật bằng sắt, thép khi đặt gần nó.
1666013773604.png

Lời giải:
a) Vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của nam châm thì bị nhiễm từ nên có thể khẳng định nó đã trở thành nam châm.
b) Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.2a
1666013803209.png

c) Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và sẽ trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó bị nam châm hút.

25.4
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu.

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
C. Một vòng dây bằng sắt non được đưa lại gần một đầu nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa
D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.

Lời giải:
Chọn [imath]A[/imath]. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

25.5
Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.

A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép phát sáng
C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây
D. Thanh thép trở thành nam châm

Lời giải:
Chọn [imath]D[/imath]. Thanh thép trở thành nam châm

25.6
Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

A. Cùng hướng
B. Ngược hướng.
C. Vuông góc.
D. Tạo thành góc [imath]45^0[/imath]

Lời giải:
Chọn [imath]A[/imath]. Cùng hướng

25.7
Có cách nào để tăng lực từ của một nam châm điện

A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.
B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng
C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Dùng dây quấn nhỏ quấn nhiều vòng

25.8
Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà làm bằng sắt non

A. Vì thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
C. Vì dùng lõi thép không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
D. Vì dùng lõi thép thì lực từ sẽ bị giảm đi so với khi cưa có lõi

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

--------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 9
 
Top Bottom