Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 25: Phong trào Tây Sơn
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
- Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, quan lại tăng kết thành bè cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ, siêu đoạ => Cướp đoạt danh lợi, tiền tệ nhân dân
- Nông dân nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất, đời sống bấp bênh, gặp rất nhiều khó khăn
- Cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định), lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)
- Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định)
- Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân, một tiến bộ mới được mở ra cho nhân dân
II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm
1. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn.
- 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi, phía bắc có quân Trịnh và phía nam có quân Nguyễn.
- Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn.
Năm 1777 Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt, Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện.
- Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong
thất bại, bị lật đổ hoàn toàn.
2. Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)
- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
- Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của.
- Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho.
- Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch.
Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần. Nguyễn Ánh. trốn sang Xiêm.
* Ý nghĩa:
+ Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
+ Phản ánh hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
+ Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
+ Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
+ Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới, khởi đầu thắng
* Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ, sự chỉ huy mang một tầm cao mới, sự tài tình, thông minh, nhiết huyết của Nguyễn Huệ
III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
1. Hạ thành Phú Xuân. Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
- Giữa 1786 Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức đánh Phú Xuân.
- Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân và giải phóng đất Đàng Trong.
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”
- Giữa 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê rồi vào Nam.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản. Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
- Tình hình Bắc Hà rối loạn vua Lê mời.
- Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, sau đó Chỉnh lộng hành ra mặt chống lại Tây Sơn.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần hai diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà
- 1786 – 1788 Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê chúa Trịnh giải phóng đất đai, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
=> Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước mang tên Đại Việt
 
  • Love
Reactions: _haphuong36_
Top Bottom