- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Những biến động về kinh tế
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt trong chiến tranh.
- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại… đem về Pháp.
+ Trong 4 năm, Pháp thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp.
+ Hàng trăm tấn lương thực và lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp.
- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
+ Công nghiệp thuộc địa: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: Phát triển do chính sách nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
+ Công việc kinh doanh của người Việt: các xí nghiệp đã có được mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.
+ Nông nghiệp: chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
2. Tình hình phân hóa xã hội
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.
- Nông dân: nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp (nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng, …) đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
- Giai cấp công nhân: lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
- Tư sản Việt Nam: dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ, …
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị: phát triển rõ rệt về số lượng.
=> Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, muốn có địa vị chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG TRONG CHIẾN TRANH.
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
- Lãnh đạo: Phan Bội Châu.
- Lực lượng: công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam.
- Hình thức đấu tranh: vũ trang
Hoạt động:
+ Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái…
+ Phá nhà ngục Lao Bảo (Quảng Trị)
- Kết quả: Thất bại và tan rã sau đợt khủng bố lớn năm 1916.
2. Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ
Một số phong trào ở Nam Kì tồn tại dưới hình thức các Hội kín: Thiên địa hội, Phục hưng hội, … núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dể tuyên truyền, vận động và hoạt động trong quần chúng. Tiêu biểu là Hội kín của Phan Xích Long.
- Lãnh đạo: Phan Xích Long lãnh đạo
- Thành phần: Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì
- Hoạt động: Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long
- Kết quả: thất bại
- Nguyên nhân thât bại: do thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhưng biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Những biến động về kinh tế
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt trong chiến tranh.
- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại… đem về Pháp.
+ Trong 4 năm, Pháp thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp.
+ Hàng trăm tấn lương thực và lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp.
- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
+ Công nghiệp thuộc địa: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: Phát triển do chính sách nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
+ Công việc kinh doanh của người Việt: các xí nghiệp đã có được mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.
+ Nông nghiệp: chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
2. Tình hình phân hóa xã hội
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.
- Nông dân: nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp (nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng, …) đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
- Giai cấp công nhân: lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
- Tư sản Việt Nam: dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ, …
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị: phát triển rõ rệt về số lượng.
=> Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, muốn có địa vị chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG TRONG CHIẾN TRANH.
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
- Lãnh đạo: Phan Bội Châu.
- Lực lượng: công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam.
- Hình thức đấu tranh: vũ trang
Hoạt động:
+ Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái…
+ Phá nhà ngục Lao Bảo (Quảng Trị)
- Kết quả: Thất bại và tan rã sau đợt khủng bố lớn năm 1916.
2. Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ
Một số phong trào ở Nam Kì tồn tại dưới hình thức các Hội kín: Thiên địa hội, Phục hưng hội, … núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dể tuyên truyền, vận động và hoạt động trong quần chúng. Tiêu biểu là Hội kín của Phan Xích Long.
- Lãnh đạo: Phan Xích Long lãnh đạo
- Thành phần: Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì
- Hoạt động: Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long
- Kết quả: thất bại
- Nguyên nhân thât bại: do thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhưng biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
- Phong trào công nhân phát triển mạnh
- Hình thức: đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang.
- Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước
- Lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan, lại được chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến.
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.
- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
- Năm 1911-1917, Người di nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người => hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, nhân dân lao động bị áp bức bóc lột dã man
- Năm 1917 Người trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của người dần dần biến đổi.