Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp từ 1858 đến 1873

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
- Sâu xa: nhu cầu tìm kiếm thị trường mới của thực dân Pháp
- Trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình Huế đàn áp đạo Thiên Chúa (còn gọi là đạo Ki-tô)
2. Tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1867)
a. Chiến sự ở Đà Nẵng
- Cuối tháng 8/1858, Pháp liên minh với Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Việt Nam. Chúng chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên (vì Đà Nẵng có hải cảng sâu và rộng, có vị trí chiến lược quan trọng, khí hậu thuận lợi (lời của giáo sĩ Pellerin))
- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng để bắt đầu xâm lược nước ta. Vấp phải kháng chiến của quân dân ta (Nguyễn Tri Phương chỉ huy) và khí hậu khắc nghiệt, quân giặc thất bại, buộc phải rút vào Nam
lich-su-lop-11-bai-19-hinh-2.JPG

b. Chiến sự ở Gia Định
- Đầu năm 1859, quân giặc kéo vào Gia Định; vì nơi này có vị trí chiến lược quan trọng, lương thực phong phú, giao thông thuận lợi
- Ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định
- Tháng 2/1861, Pháp hạ Đại đồn Chí Hòa, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Biên Hòa và Vĩnh Long
- Ngày 5/6/1862, Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất
- Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã phối hợp với quân nhà vua cùng kháng chiến mạnh mẽ, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công (1860 - 1861) và sự kiện Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu địch trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861)
c. Chiến sự ở miền Tây Nam Kỳ
- Giữa năm 1867, lấy cơ triều đình vi phạm Hiệp ước nên quân Pháp nhanh chóng đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (6/1867)
- Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ tiếp tục kháng chiến mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa, thơ văn yêu nước
lich-su-lop-11-bai-19-hinh-12.JPG
 
Top Bottom