- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
1. Những chuyển biến về kinh tế
° 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất.
a. Mục đích:
Vơ vét, bóc lột sức người, sức của .
Biến Việt Nam thành thị trường riêng và làm giàu cho chính quốc
b. Nội dung khai thác:
Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, cà phê, cao su…( 1907, lập được 244 đồn điền)
Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…). Một số cơ sở công nghiệp dịch vụ, chế biến ra đời: điện nước, bưu điện…
Giao thông vận tải: Pháp chú ý đến việc XD hệ thống giao thông (đường bộ, sắt, thủy…) vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự.
Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên vật liệu, thu thuế…
c. Tác động:
Tích cực: Những yếu tố nền sản xuất TBCN du nhập vào nước ta. So với nền kinh tế Phong kiến có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn.
Tiêu cực:
Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt,Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Pháp…
Vẫn duy trì phương thức bóc lột PK trong mọi lĩnh vực…
2. Những chuyển biến về xã hội
Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc: Giai cấp cũ vẫn tồn tại, giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
a, Địa chủ:
- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
- Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
b, Nông dân:
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.
- Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc.
- Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
c, Công nhân:
- Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung.
- Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
d.Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
e, Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
1. Những chuyển biến về kinh tế
° 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất.
a. Mục đích:
Vơ vét, bóc lột sức người, sức của .
Biến Việt Nam thành thị trường riêng và làm giàu cho chính quốc
b. Nội dung khai thác:
Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, cà phê, cao su…( 1907, lập được 244 đồn điền)
Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…). Một số cơ sở công nghiệp dịch vụ, chế biến ra đời: điện nước, bưu điện…
Giao thông vận tải: Pháp chú ý đến việc XD hệ thống giao thông (đường bộ, sắt, thủy…) vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự.
Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên vật liệu, thu thuế…
c. Tác động:
Tích cực: Những yếu tố nền sản xuất TBCN du nhập vào nước ta. So với nền kinh tế Phong kiến có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn.
Tiêu cực:
Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt,Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Pháp…
Vẫn duy trì phương thức bóc lột PK trong mọi lĩnh vực…
2. Những chuyển biến về xã hội
Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc: Giai cấp cũ vẫn tồn tại, giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
a, Địa chủ:
- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
- Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
b, Nông dân:
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.
- Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc.
- Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
c, Công nhân:
- Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung.
- Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
d.Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
e, Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.