Vật lí 9 BÀI 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một kiến thức hoàn toàn mới, liệu có khiến mọi người hoang mang? Điện từ học với những hiện tượng đầy thú vị và gây ảo giác cao, hãy cùng Box Vật Lý định hướng rõ ràng cho các bạn ở chương này nhé ^^

Bài 21: Nam châm vĩnh cửu


I/ Tóm tắt lý thuyết

1. Từ tính của nam châm

a) Thí nghiệm

Bài C1: Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không.

Lời giải: Đưa thanh kim loại lại gần đống vụn sắt. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì đó là nam châm.

Bài C2:
Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên hình 21.1 (SGK).
- Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
- Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm hai lần và cho nhận xét.
1660278326431.png

Lời giải:
Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc.
Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay thì kim nam châm vẫn chỉ hướng như lúc đầu. Kim nam châm luôn chỉ theo một hướng nhất định.

*Kết luận:
- Nam châm là những vật có tính chất từ (từ tính), chúng có thể hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
+ Các kim loại bị hút bởi nam châm gọi là các vật liệu từ.
Ví dụ: sắt, thép, niken, côban …
+ Các kim loại không thuộc vật liệu từ thì hầu như không bị nam châm hút.
Ví dụ: đồng, nhôm, bạc...
- Nam châm vĩnh cửu (thường gọi tắt là nam châm) có từ tính tồn tại trong một thời gian khá dài.
- Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau
+ Về hình dạng: dạng chữ [imath]U[/imath], dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa...
+ Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)...
- Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.
Kí hiệu các cực của nam châm:
+ Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu đỏ, cực Bắc sơn màu xanh.
+ Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ [imath]S[/imath], cực Bắc viết chữ [imath]N[/imath].

2. Tương tác giữa hai nam châm​

a) Thí nghiệm:
Bài C3: Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3 SGK). Quan sát hiện tượng, cho nhận xét.

Giải bài tập Vật lý lớp 9
Lời giải:
Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

Bài C4: Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?

Lời giải:
Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.
Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).

1660278447451.png

II/ Vận dụng
Bài C5:
Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng nam?

Lời giải:
Do Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm.

Bài C6:
Người ta dùng la bàn (hình 21.4 SGK) để xác định hướng Bắc, Nam. Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.
Giải bài tập Vật lý lớp 9

Lời giải:
Kim nam châm của la bàn là bộ phận chỉ hướng. Tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.

Bài C7: Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ [imath]U[/imath], kim nam châm).

Lời giải: Đầu của thanh nam châm có ghi chữ [imath]N[/imath] là cực Bắc, đầu có ghi chữ [imath]S[/imath] là cực Nam.

Bài C8: Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5 SGK.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Lời giải:
Cực có ghi chữ [imath]N[/imath] là cực Bắc của thanh nam châm, sát với cực Bắc là cực Nam.

Hẹn gặp các em ở phần bài tập ^^ sẽ có nhanh thôi nà
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tin tưởng các em nhà mình sẽ hoàn thành tốt các câu "dễ" trong SBT, chị chỉ hướng dẫn các câu nâng cao thuộc sách bài tập Vật Lí 9 thôi nhé ^^

Phần 2. Hướng dẫn bài tập thuộc SBT

Bài 7: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau ?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau
D. Khi cọ sát hai cực cùng tên vào nhau

Lời giải:
Chọn C. Khi để hai cực khác tên gần nhau thì hai thanh nam châm hút nhau.

Bài 8: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Lời giải:
Chọn D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Bài 9: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Một nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ ở một đầu
B. Hai nửa đều mất hết từ tính
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu
D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

Lời giải:
Chọn D. Mỗi nửa thành một thanh nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Bài 10: Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ?
A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Lời giải:
Chọn C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn theo hướng Bắc Nam thì là nam châm.

Bài 11: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Lời giải:
Chọn C. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính có thể hút các vật bằng sắt.
 
Top Bottom