Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Hi, mọi người hôm trước thì mình đã hoàn tắc xong bài 1 Nhật Bản. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu kiến thức cơ bản 11 bài 2. Các bạn vào tham khảo nhé!!! Nếu có thắc mắc gì, các bạn đừng ngại mà cứ liên hệ mình, mình sẽ hỗ trợ hết khả năng.
* Trước khi vào bài 2 Ấn Độ, các bạn cùng mình ôn lại kiến thức bài 1 Nhật Bản:
=> Các bạn có thể xem qua đường link này https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-1-nhat-ban.831450/

Bài tổng ôn hôm nay gồm 3 phần
1. Kiến thức cơ bản
2. Mình sẽ bổ sung 1 chút thông tin về B.Ti - lắc người đứng đầu Đảng Quốc Đại ( các bạn đọc tham khảo )
3. Câu hỏi bài tập sau bài + mình sẽ đăng thêm 1 số bài trắc nghiệm + tự luận liên quan đến bài. Các bạn vào làm thử xem thế nào, rồi chúng ta cùng sửa để được một câu trả lời hoàn hảo.
Chúng ta bắt đầu vào phần 1 kiến thức cơ bản nhé !! Câu hỏi bài tập mình sẽ hỗ trợ các bạn vào ngày thứ 4 nhá

Bài 2: Ấn Độ
1. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX
- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu, bị các nước thực dân phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp) tranh nhau xâm lược Ấn Độ.
- Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
- Chính sách cai trị của Anh
+ Kinh tế:
vơ vét lương thực, thực phẩm, các nguồn tài nguyên, bóc lột nhân công để thu lợi nhuận
+ Chính trị: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).
+ Xã hội:
Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.
Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc (khơi sâu vào sự cách biệt dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ).
- Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)
a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm ⇒ bất mãn nổi dậy đấu tranh.
b. Diễn biến chính
- Ngày 10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được nhiều thành phố lớn.
- Thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man => 1859, khởi nghĩa Xipay thất bại.
c. Ý nghĩa
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.
- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
a. Đảng Quốc Đại

- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
- Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: phái “ôn hòa” và phái “cực đoan” (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu
b. Phong trào dân tộc
- Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
- Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.

Một số thông tin về Ti - Lắc (người đứng đầu Đảng Quốc Đại)
- Bangadhar Tilak sinh ra trong một gia đình trí thức Bà La Môn ở bang Maharastra (vùng ven biển miền Tây Âu). Từ thuở nhỏ, Tilak đã cảm nhận truyền thống dân tộc Maratha và có tinh thần yêu nước nồng nàn. Năm 1880, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông từ chối làm quan chức trong chính quyền thực dân, mà cùng với bạn mở trường tư thục ở Poana, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần độc lập dân tộc. Ngoài ra, ông còn đứng ra thành lập tờ báo Sư tử bằng tiếng dân tộc Marathi và tờ Maratha bằng tiếng Anh để tuyên truyền nền văn hóa dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, đả kích nền thống trị của thực dân Anh. Năm 1885, ông tham gia Đảng Quốc đại và trở thành lãnh tụ nhóm cấp tiến phái tả của Đảng đó.

Để tập hợp nhân dân, Tilak đã đứng ra tổ chức những ngày lễ hội truyền thống của địa phương mình và các địa phương khác được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Qua những buổi hội làng, ông tuyên truyền và giác ngộ nhân dân. Năm 1897, nhân việc một viên sĩ quan người Anh bị ám sát, thực dân lấy cớ là Tilak viết báo xúi giục dân chúng nổi loạn nên bắt giam và xử tù ông 18 tháng. Trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ấn Độ những năm 1905-1907, Tilak hô hào dân chúng đứng lên lật đổ nền thống trị Anh.

Phương pháp cách mạng của ông không phù hợp với phái ôn hòa trong Đảng Quốc đại, ông bị khai trừ khỏi Đảng. Năm 1908, thực dân Anh một lần nữa lại kiếm cớ bắt giam ông, xử ông 6 năm khổ sai và đày sang Manđalay (Mianma). Trước tòa án, Tilak là người đã tố cáo đanh thép và lên án tội ác của chính quyền thực dân. Nhân dân khắp nơi sôi sục phản đối bản án. Trong nhà tù, Tilak viết sách về triết học truyền thống của ấn Độ để bày tỏ lòng quyết tâm đối với cách mạng. Năm 1914, sau khi được trả tự do, ông lại tiếp tục đấu tranh. Năm 1916, ông thành lập Liên đoàn tự trị. Ông mất ở Bombay năm 1920.

- Hết -
Lời nhắn:
* Phần kiến thức cơ bản đã xong, còn phần câu hỏi mình sẽ cập nhật vào ngày mai ( thứ 4 ) nhá
* Phần câu hỏi cũng được chia làm ba phần:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM + Các bạn vào xem và trả lời thử
CÂU HỎI TỰ LUẬN + Các bạn tham khảo câu trả lời của mình và bổ sung nếu còn thiếu
CÂU HỎI NÂNG CAO DÀNH CHO LỚP 11 BÀI 2

* MÌNH MONG CÁC BẠN SẼ VÀO XEM, ĐỂ TRAO DỒI THÊM KIẾN THỨC NHÁ
Chúc các bạn học tốt !!!!
* Các bạn có thể xem tiếp kiến thức bài 2 Ấn Độ tại File mình đã chia sẻ
 

Attachments

  • FILE_20210831_113238_Bài 2 Ấn Độ.pdf
    98.2 KB · Đọc: 7
  • FILE_20210831_113238_Bài 2 Ấn Độ.pdf
    98.2 KB · Đọc: 3
Last edited by a moderator:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
** Hey mới đó thôi đã tháng 9 rồi đấy ạ, ngày đầu tiên của tháng mới, chúc tất cả mọi người được gặp nhiều may mắn hơn nha, học giỏi lại càng học giỏi, xinh đẹp hơn nữa...Chúc mọi thứ luôn diễn ra như ý muốn, nhiều điều tốt đẹp sẽ xảy ra.:D:D

:Chicken27 * Rồi bây giờ chúng ta cùng bắt tay vào giải bài tập cuối bài của bài 2 Ấn Độ ha, cùng với đó là 1 số câu hỏi nâng cao mình bổ sung thêm...
Mọi người đọc tham khảo nhá, nếu có ý kiến hay gặp khó khăn về vốn kiến thức, thì liên lạc mình, mình sẽ hỗ trợ các bạn trong khả năng của mình
Bắt đầu vào câu 1 của bài nè:
1. Đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ ? ( SGK 11/ Trang 12 ) Để trả lời câu hỏi này các bạn, dựa vào phần 3 SGK11/ Trang 10, 11. Còn đây là câu trả lời của mình các bạn tham khảo nhé.
  • Đảng quốc đại đã đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
  • Là đòn giáng mạnh đến Thực dân Anh, buộc nhân dân Anh phlà: thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan
  • Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh, đánh dấu sự ra đời và phát triển vượt trội của giai cấp Tư Sản.
  • Lần đầu tiên trong lich sử, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào dân tộc chống Thực dân Anh
2. Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của Nhân dân Ấn Độ ( Cũng chính vào năm này Hội Duy Tân Việt Nam của Ông Phan Bội Châu tổ chức phòng trào Đông Du đấy ). Muốn trả lời câu này các bạn dựa vào SGK 11/ Trang 11, 12 nhá.
Rồi xem kết qủa của mình nè.
Tính chất: Đây là một cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc cách mạng tư sản.
- Ý nghĩa:

  • Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa Thực dân Anh.
  • Ý thức vươn tới độc lập, tự chủ của nhân dân Ấn Độ
* Phần 2 của chuyên đề ngày hôm nay, 1 số câu hỏi trắc nghiệm do mình tự biên soạn, các bạn vào coi và trả lời thử xem nào.
Câu 1. Thực Dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ từ.
A. Thế kỉ XVII B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XVIII D. Đầu thế kỉ XIX
:Tuzki23 Phương pháp : xem lại mục 1, tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nữa sau thế kỉ XIX ( Trang 8 / SGK 11)
B.Giữa thế kỉ XIX
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX là
A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác.
B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị
C. đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa.
D. thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai
:Tuzki23Phương pháp: Dựa vào mục 1 ( SGK 11/ Trang 8 )
B.Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị.
Câu 3. Đảng Quốc Đại là chính đảng của
A. Giai cấp công nhân Ấn Độ
B. Giai cấp nông dân Ấn Độ
C. Giai câp tư sản Ấn Độ
D. Tầng lớp tri thức Ấn Độ
:Tuzki23 Phương pháp: Dựa vào mục 3, Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc tộc ( 1885 - 1908 )
C. Giai cấp tư sản Ấn Độ
Câu 4. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bom - bay và Can - cút - ta năm 1905 là
A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hindu ở miền Tây.
B. Người Hồi giáo ở miền đông và người theo đạo Hindu ở miền Tây bị áp bức bóc lột, nặng nề.
C. Đạo luật bị chia cắt xứ Ben - gan có hiệu lực D. Nhân dân ở Bom - bay và Can - cút - ta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh, giành độc lập, dân chủ.
:Tuzki23 Phương pháp: Dựa vào mục 3 ( Trang 10/ SGK 11 )
C. Đạo luật về chia cắt xứ Ben - gan có hiệu lực.
Câu 5. Điểm khác biệt giữa phong trào cách mạng 1905-1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là.
A. Có sự tham gia đông đảo của hàng vạn công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước.
B. Có quy mô lớn, nên cao khẩu hiệu đấu tranh " Ấn Độ của người Ấn Độ "
C. Diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công , lan rộng ra nhiều thành phố.
D. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
:Tuzki23 Phương pháp: Dựa vào kiến thức bài 2 ( Trang 8 - 10 / SGK 11 )
D. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ
* Chuyên đề 3. Tự luận nâng cao
Trình bày những chủ trương của đảng Quốc Đại và của phái dân chủ cấp tiến đối với thực dân Anh
Đảng Quốc đại:
+ Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
+ Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).
- Phái dân chủ cấp tiến:
+ Trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản độ thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.
+ Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.
- Hết -
* Thứ 7, mình sẽ tiếp tục hỗ trợ bài 3 Nhật Bản. Các bạn tham khảo bài 2 xem thế nào nhá, nếu chưa hiểu, alo mình ngay, mình luôn hỗ trợ các bạn hết khả năng:Tuzki32
Chúc các bạn học tốt !!!
 
Last edited:
Top Bottom