Vật lí 10 Bài 19: Các loại va chạm

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 19: Các loại va chạm
1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng
Xét một vật có khối lượng [imath]m[/imath] ở không đối trong suốt quá trình chuyển động. Khi vật chịu tác dụng bởi một lực không đổi [imath]\overrightarrow{F}[/imath] thì gia tốc của vật là [imath]\overrightarrow{a}[/imath]. Sau khoảng thời gian [imath]\Delta t[/imath], độ biển thiên động lượng của vật là [imath]\Delta \overrightarrow{p}[/imath]. Ta có:
Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.
[math]\overrightarrow{F}=\frac{\Delta \overrightarrow{p}}{\Delta t}[/math]
Lưu ý:
Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì [imath]\overrightarrow{F}[/imath] là hợp lực tác dụng lên vật.
Từ biểu thức trên, ta có [imath]\Delta \overrightarrow{p}=\overrightarrow{F}.\Delta t[/imath] : Độ biến thiên động lượng của một vật bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật. Trong đó, tích [imath]\overrightarrow{F}.\Delta t[/imath] được gọi là xung lượng của lực (xung lực)

Lưu ý: Biểu thức trên là dạng tổng quát của định luật II Newton và co thể áp dụng cho có trường hợp khối lượng của vật thay đổi theo thời gian trong quá trình chuyển động (tên lửa, xe bốn dang tuổi cây).
Từ biểu thức trên ta thấy để làm thay đổi động lượng của vật về phương diện độ lớn và hưởng, ta cần phải tác dụng lên vật một lực. Lực càng mạnh và thời gian tác dụng lực càng lâu thì động lượng của vật (theo phương của lực) thay đổi càng nhiều. Trên thực tế, lực tác dụng vào vật thường thay đổi theo thời gian. [imath]\overrightarrow{F}[/imath] trong công thức trên khi đó là lực trung bình của quá trình tương tác.


2.Thí nghiệm khảo sát va chạm
Các loại va chạm
Va chạm đàn hồi và va chạm mềm:

+ Va chạm đàn hỏi là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm. Sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rồi nhau như va chạm của hai viên bị da trong Hình 19.4a

+ Va chạm mềm (hay còn gọi là và chạm không đàn hỏi) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm như Hình 19.4b
1665310555200.png

Thí nghiệm khảo sát va chạm đàn hồi và va chạm mềm
* Mục đích:
Xác định được tốc độ của hai vật trước và sau khi xảy ra va cham.

Đánh giá được động lượng, năng lượng của từng vật và của hệ trước và sau khi xảy ra va chạm.

* Dụng cụ:
Tương tự như thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong Bài 18.

* Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1 Va chạm dàn hỏi: Các bước tiến hành tương tự như thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong Bài 18 với sự điều chỉnh trong Bước 1. Thay miếng dính bằng lò xo được gắn vào dấu của một xe.

Thí nghiệm 2 và chạm mềm: Tương tự như thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng trồng Bài 18.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Ghi số liệu do được vào bảng số liệu như gợi ý trong Bảng 19.1.

- Thí nghiệm 2: Sử dụng kết quả thí nghiệm trong Bài 18.

Từ kết quả thí nghiệm, ta có thể phân va chạm thành hai loại:

- Va chạm dàn hỏi: Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

- Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.


3.Ứng dụng kiến thức động lượng vào cuộc sống
Vào thế kỉ XIX, các võ sĩ quyền anh đều không mang găng tay bảo hộ mà sử dụng tay trấn khi thi đấu (Hình 196). Tuy nhiên hiện nay, việc mang găng tay bảo hộ trong những trận thi đấu quyền anh đỉnh cao là yêu cầu bắt buộc đối với các võ sĩ (Hình 19,72) nhằm giảm thiểu chấn thương, trong đ có chấn thương nào cho các võ sĩ. Ngoài ra, võ sĩ thường có phản xạ dịch chuyển theo cả đám" của đối thủ khi bị tấn công nhằm giảm chấn thương cho bản thân minh.

Ta có thể áp dụng kiến thức về động lượng để giải thích cho vấn đề này.

Xét võ sĩ thứ nhất, khi nhận phải cú đám của đối thủ vào đầu (Hình 19,7), động lượng của hộp sọ và não của võ sĩ này sẽ tăng lên một lượng [imath]\Delta \overrightarrow{p}[/imath]

Mà [imath]\Delta \overrightarrow{p}=\overrightarrow{F}.\Delta t[/imath] với [imath]\overrightarrow{F}[/imath] và [imath]\Delta t[/imath] lần lượt là lực của và sĩ thứ hai và thời gian diễn ra tương tác,

Xét [imath]\Delta \overrightarrow{p}[/imath] không đổi, thời gian tương tác [imath]\Delta t[/imath] càng lớn thì độ lớn của lực [imath]F[/imath] mà võ sĩ thứ nhất phải chịu cảng nhỏ. Đây là nguyên nhân việc mang găng tay bảo hộ là yêu cầu bút buộc bởi lớp đêm của găng tay giúp cho thời gian tượng tác của cả đám được kéo dài hơn so với khi sử dụng tay trấn. Điều này giúp cho độ lớn của lực [imath]F[/imath] được giảm xuống và khả năng chấn thương, của võ xã được giảm thiểu.

Với cơ chế tương tự, các võ sĩ luôn có phản xạ "dịch chuyển theo cú đấm" của đối thủ nhằm tăng thời gian tương tác của củ dâm, từ đó giảm độ lớn lực tương tác và giảm thiểu khả năng chấn thương cho bản thân.
1665310904808.png

Vai trò của đai an toàn và túi khí trong ô tô
Khi xảy ra tai nạn ô tô, người ngồi trong xe sẽ và đập vào và lăng hoặc kinh dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Do đó, người ta cần có những thử nghiệm tai nạn ô tô như Hình 19,8. Từ đó, khi thiết kế ô tô, nhà sản xuất luôn trang bị đai an toàn và tủi khí (Hình 19.9) nhằm tăng thời gian và chạm của tài xế với các vật dụng trong xe từ 10 đến 100 lần. Điều này dẫn đến việc giảm đáng kể độ lớn của lực tác dụng lên tài xế và giảm thiểu khả năng chán thương của tài xế.1665310979657.png

------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 

Attachments

  • 1665310974577.png
    1665310974577.png
    113.8 KB · Đọc: 0
Last edited:

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Bài tập SGk:
Bài 1: Trong không trung, một con chim đại bàng nặng [imath]1,8 kg[/imath] bay đến bắt một con chim bồ câu nặng [imath]0,65 kg[/imath] đang bay cùng chiều với tốc độ [imath]7 m/s[/imath]. Biết tốc độ của chim đại bàng ngay trước khi bắt được bồ câu là [imath]18 m/s[/imath]. Hãy tính tốc độ của chúng ngay sau khi chim đại bàng bắt được bồ câu.

Lời giải:

Động lượng của chim đại bàng trước khi bắt được bồ câu:
[imath]\overrightarrow{p_1}=m_1.\overrightarrow{v_1}[/imath]

Động lượng của bồ câu trước khi bị đại bàng bắt:
[imath]\overrightarrow{p_2}=m_2.\overrightarrow{v_2}[/imath]

Tổng động lượng của chim đại bàng và bồ câu trước va chạm:
[imath]\overrightarrow{p_t}=\overrightarrow{p_1}+\overrightarrow{p_2}=m_1.\overrightarrow{v_1}+m_2.\overrightarrow{v_2}[/imath]

Tổng động lượng của chúng ngay sau khi chim đại bàng bắt được bồ câu:
[imath]\overrightarrow{p_s}=(m_1+m_2)\overrightarrow{v}[/imath]

Coi hệ này là hệ kín nên có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
[imath]\overrightarrow{p_t}=\overrightarrow{p_s}\Leftrightarrow m_1.\overrightarrow{v_1}+m_2.\overrightarrow{v_2}=(m_1+m_2)\overrightarrow{v}[/imath]

Tốc độ của chúng ngay sau khi chim đại bàng bắt được bồ câu:
[imath]\overrightarrow{v}=\dfrac{ m_1.\overrightarrow{v_1}+m_2.\overrightarrow{v_2}}{m_1+m_2}[/imath]

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đại bàng, chiếu biểu thức vectơ xuống ta có:
[imath]v=\dfrac{m_1v_1+m_2v_2}{m_1+m_2}=15,08m/s[/imath]

Bài 2: Một võ sĩ Karate có thể dùng tay để chặt gãy một tấm gỗ. Hãy xác định lực trung bình của tay tác dụng lên tấm gỗ. Lấy khối lượng của bàn tay và một phần cánh tay là [imath]1 kg[/imath], tốc độ của cánh tay ngay trước khi chạm vào tấm gỗ là [imath]10 m/s[/imath], thời gian tương tác là [imath]2.10^{-3}s[/imath]

Lời giải:

Sử dụng công thức: [imath]\overrightarrow{F}.\Delta t=m.\Delta \overrightarrow{v}\Rightarrow \overrightarrow{F}=\dfrac{m.\Delta \overrightarrow{v}}{\Delta t}[/imath]
Độ lớn của lực: [imath]F=\dfrac{m.\Delta v}{\Delta t}=5000N[/imath]
 
  • Love
Reactions: Hoàng Long AZ

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Giải SBT:
Trắc nghiệm:
Bài 19.1:

Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây.

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) …) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.

A. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.

B. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.

C. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.

D. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.

Lời giải chi tiết:

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm không đàn hồi) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn C

Bài 19.2:

Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?

A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.

B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.

C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.

D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Động lượng của hệ va chạm bảo toàn trong cả hai trường hợp.

- Khác nhau:

+ Va chạm đàn hồi: Động năng của hệ va chạm không thay đổi.

+ Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn B

Bài 19.3:

Cho hai vật va chạm trực diện với nhau sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là [imath]W_d[/imath] và [imath]W_d’[/imath]. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

A. [imath]W_d = W_d’[/imath]
B. [imath]W_d < W_d’[/imath]
C. [imath]W_d > W_d’[/imath]
D. [imath]W_d= 2W_d’[/imath]

Lời giải chi tiết:

Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn C

Bài 19.4:

Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?

A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.

B. Một vật có khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.

C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.

D. Không thể xảy ra hiện tượng trên.

Lời giải chi tiết:

Vì va chạm đàn hồi có những đặc điểm sau: động lượng và động năng của hệ được bảo toàn. Trước va chạm, động năng của hệ khác không. Do đó, sau va chạm, động năng của hệ cũng phải khác không.

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn D

Bài 19.5:

Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?

A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.

Lời giải chi tiết:

Trong va chạm mềm, động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm nên cơ năng của hệ không bảo toàn.

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn B

Bài 19.7:

Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm

A. không đổi
B. tăng 2 lần
C. giảm 1,5 lần
D. tăng 1,5 lần

Lời giải chi tiết:

Vì va chạm là đàn hồi nên động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm và bằng động năng của vật 1 trước va chạm: [imath]W_d=\dfrac{1}{2}.m.v^{2}_0[/imath]

[imath]\Rightarrow[/imath] Chọn A

Tự luận

Bài 19.1:

Trong giờ học Vật lí, một bạn học sinh đã phát biểu rằng: “Nếu sau khi va chạm với nhau, hai vật chuyển động với cùng tốc độ thì hai vật đó đã xảy ra va chạm mềm”. Em hãy cho biết phát biểu trên có hợp lí hay không?

Lời giải chi tiết:

Phát biểu trên không hợp lí. Hai vật được xem là va chạm mềm nếu sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi va chạm với nhau, hai vật chuyển động với cùng tốc độ thì hướng chuyển động của chúng vẫn có thể khác nhau. Vì vậy, không thể kết luận đây là va chạm mềm.

Bài 19.2:
So sánh sự giống và khác nhau giữa va chạm đàn hồi và va chạm mềm.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Động lượng của hệ va chạm bảo toàn trong cả hai trường hợp.

- Khác nhau:

+ Va chạm đàn hồi: Động năng của hệ va chạm không thay đổi.

+ Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

Bài 19.3:
Trong tai nạn xe hơi, tại sao khả năng bị thương trong va chạm trực diện lại lớn hơn va chạm từ phía sau?

Lời giải chi tiết:

Vì vận tốc tương đối của hai xe trong trường hợp chuyển động ngược chiều (va chạm trực diện) lớn hơn so với vận tốc tương đối của hai xe trong trường hợp chuyển động cùng chiều (va chạm từ phía sau). Điều đó có nghĩa rằng độ biến thiên động lượng của mỗi xe trong trường hợp va chạm trực diện sẽ lớn hơn trong va chạm từ phía sau. Do đó, khả năng bị thương khi xảy ra va chạm trực diện sẽ lớn hơn.

Bài 19.4:
Trong các vụ tại nạn trực diện, đầu xe là phần bị hư hại nhiều nhất (bị biến dạng hoặc thậm chí vỡ thành các mảnh nhỏ) như Hình 19.1. Tại sao các kĩ sư lại không thiết kế đầu xe bằng các vật liệu cứng hơn để hạn chế thiệt hại khi va chạm.1669432139185.png

Lời giải chi tiết:

Khi thiết kế xe, sự an toàn của hành khách phải được đặt lên hàng đầu. Đầu xe được chế tạo từ vật liệu có độ cứng thấp và tính đàn hồi cao (như thép, nhôm, …) để hấp thụ bớt phần động năng của hai xe khi va chạm. Khi đó, động năng của hai xe chuyển hóa một phần thành năng lượng làm biến dạng đầu xe hoặc động năng của các mảnh vỡ. Trong khi đó, khung bao quanh khoang ca bin sẽ được chế tạo từ vật liệu có độ cứng cao, độ biến dạng thấp để chống lại ngoại lực tác dụng khi va chạm và bảo vệ người ngồi trong xe.

Bài 19.5:
Đồ thị trong Hình 19.2 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian. Biết chất điểm có khối lượng [imath]1,5 kg[/imath] và ban đầu ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại các thời điểm:

[imath]a) t = 3 s.[/imath]
[imath]b) t = 5 s.[/imath]
1669432191538.png

Lời giải chi tiết:
a) [imath]\Delta p=F.\Delta t\Rightarrow v_{t=3s}=\dfrac{F.\Delta t}{m}=8m/s[/imath]
b) [imath]\Delta p=F.\Delta t\Rightarrow v_{t=5s}- v_{t=3s}=\dfrac{F.\Delta t}{m}\Rightarrow v_{t=5s}=v_{t=3s}+\dfrac{F.\Delta t}{m}=5,33[/imath]
 
  • Love
Reactions: Hoàng Long AZ
Top Bottom