- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ôn Tập Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại
I.NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945)
1. Nước Nga - Xô Viết ( Liên Xô )
[TBODY]
[/TBODY]
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
[TBODY]
[/TBODY]3. Các nước Châu Á
[TBODY]
[/TBODY]II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
I.NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945)
1. Nước Nga - Xô Viết ( Liên Xô )
Thời gian | Sự kiện | Diễn biến chính | Kết quả, ý nghĩa |
Tháng 2-1917 | Cách mạng tháng Hai | - Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grat. - Khởi nghĩa giành chính quyền nổi dậy dưới hình thức vũ trang khởi nghĩa - Nga Hoàng bị lật đổ | - Lật đổ chế độ Nga hoàng. - Sau cách mạng hai chính quyền song song tồn tại. - Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. |
Tháng 11-1917 | Cách mạng xã hội chủ nghĩa | - 25/10/1917, chiếm cung điện mùa Đông, hầu hết toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. - Chính quyền Xô Viết được thành lập do Lê - Nin đứng đầu chính quyền | - Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu. - Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản. - Đưa hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển mạnh mẽ, làm cho hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa không còn là hệ thống bao trùm thế giới |
1918 - 1920 | Chống thù trong giặc ngoài | - Quân đội 14 nước đế quốc hợp tác câu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công dưới hình thức đấu tranh vũ trang vào nước Nga Xô Viết. - Thực hiện chính sách "Cộng sản thời chiến:. | - Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù. - Nhà nước Xô Viết được bảo vệ và giữ vững, thành quả Cách Mạng tháng Mười được bảo toàn |
1921 - 1925 | Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế | - Trong nông nghiệp: thay đổi chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. - Trong công nghiệp: tập trung khôi phục công nghiệp nặng. - Trong thương nghiệp: tự do buôn bán, phát hành đồng Rup mới. | - Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. - Phục vụ cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở một số nước hiện nay. |
Tháng 12-1922 | Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết được thành lập | - Gồm 4 nước cộng hòa Xô Viết đầu tiên tại Nga, ngoại Capcado,Beloruxia và Ucraina | Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa. |
1925 - 1941 | Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội | - Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) - Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) - Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công tháng 6/1941 | - Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lỗi thời lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa, có nền văn hóa, khoa học - kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên chiến trường quốc tế |
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Thời gian | Sự kiện | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa |
1918 – 1923 | Nền kinh tế, chính trị bị khủng hoảng => Cao trào cách mạng nổi dậy mạnh mẽ | Khủng hoảng ở hầu khắp các nước trong hệ thống tư bản. Cao trào cách mạng nổ ra và ngày càng lan rộng, lên cao ở Pháp, Hunggari và Đức. | Lần lượt Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế cộng sản được ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. |
1924 – 1929 | Thời kì ổn định và tăng trưởng của hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa | Sản xuất tăng trưởng nhanh, phong trào công nhân tạm thời được lắng xuống ở nhiều nơi | Kinh tế phát triển, tình hình chính trị - ổn định. |
1929 – 1933 | Khủng hoảng kinh tế thế giới. | Khủng hoảng được khởi đầu từ nước Mĩ, sau đó lan rộng các nước trên toàn thế giới. Kinh tế suy sụp trầm trọng, tài chính rối loạn. | Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, chính trị mất ổn định |
1933 - 1939 | Các nước Tư Bản tìm cách thoát khỏi sự khủng hoảng. | Cải cách kinh tế, xã hội, tiêu biểu ở Mĩ Phát xít hóa chế độ => chiến tranh xâm lược. | Vượt qua khủng hoảng, kinh tế phục hồi và phát triển. Xuất hiện ( 3 lò lửa chiến tranh ). |
Thời gian | Sự kiện | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa |
Thập niên 20 | Phong trào giải phóng dân tộc được bùng dậy mạnh mẽ, sau chiến tranh thế giới thứ nhất. | Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển mới về tổ chức lẫn quy mô. - Hình thức vô sản được xuất hiện ở nhiều nước trong phong trào giải phóng dân tộc. | Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào ở một số quốc gia. Các Đảng Cộng Sản thành lập mở ra bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc. |
Thập niên 30 | Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh | Đấu tranh thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Hợp tác giữa Đảng cộng sản và các Đảng khác. | Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào. Các Đảng cộng sản từng bước trưởng thành về tổ chức, kể cả uy tín lãnh đạo cách mạng ngày càng tăng. |
- Có những chuyển biến quan trọng trong sản xuất của nhân loại.
- Chủ Nghĩa Xã Hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của Chủ Nghĩa Tư Bản. Làm cho hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa không còn là hệ thống duy nhất bao trùm lên thế giới
- Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất đi về hồi kết, kết thúc.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất, và để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới nhân loại