Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950)
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ:
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta:
+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946) thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta lần nữa.
+ Ngay sau ngày 6 – 3 – 1946, quân Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
+ Hạ tuần tháng 11 – 1946, Pháp khiêu khích, tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
+ Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi.
+ 18 – 12 – 1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự Hà Nội.
+ Nếu yêu cầu trên không được chấp nhận, chậm nhất sáng 20 – 12 – 1946 chúng sẽ hành động.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:
+ 12 – 12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946 Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động cả nước kháng chiến.
+ 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện điện là tín hiệu tiến công
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947) là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm chống thực dân Pháp.
+ Đây là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Các bạn xem tiếp tài liệu tại: