Vật lí 12 Bài 16: Truyền tải điện năng - Máy biến áp

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Bài 16: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG - MÁY BIẾN ÁP

Phần 1: LÝ THUYẾT + CÂU HỎI LIÊN QUAN

I. Bài toán truyền tải điện năng đi xa
Điện năng phát ra từ nhà máy phát điện được truyền đến nơi tiêu thụ trên một đường dây có điện trở tổng cộng là [imath]r[/imath]. Điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát là [imath]U[/imath] (xác định từ nhà máy). Cường độ hiệu dụng trên đường dây là [imath]I[/imath]
Công suất phát từ nhà máy:
[imath]P_{\text{phát}}=U_{\text{phát}}.I[/imath]
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây được tính theo định luật Jun:
[imath]P_{hp}=I^2.r = \dfrac{r.P_{\text{phát}}^2}{U_{\text{phát}}^2}[/imath]
Vì [imath]P_{\text{phát}}[/imath] luôn xác định nên để giảm [imath]P_{hp}[/imath] phải giảm [imath]r[/imath] hoặc tăng [imath]U_{\text{phát}}[/imath]
Thực tế, biện pháp giảm [imath]r[/imath] có nhiều hạn chế (quá tốn kém do phải thay dây đồng bằng dây bạc hay dây siêu dẫn, tăng tiết diện dây dẫn đến tăng số cột điện,...) nhưng biện pháp tăng [imath]U_{\text{phát}}[/imath] lại có hiệu quả rõ rệt (ví dụ tăng [imath]U_{\text{phát}} 10[/imath] lần thì [imath]P_{\text{phát}}[/imath] giảm [imath]100[/imath] lần.
1664025224730.png

C1
Muốn giảm [imath]r[/imath] phải tăng tiết diện dây và tăng khối lượng đồng vì ta có công thức tính điện trở: [imath]r=\dfrac{\rho .l}{s}[/imath]. Dễ thấy muốn giảm [imath]r[/imath] phải tăng [imath]s[/imath]
Khối lượng dây [imath]m=D.l.s[/imath] vậy [imath]m[/imath] cũng tăng hay khối lượng đồng tăng.

Kết luận: Trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy điện đi xa, lúc đưa điện năng lên đường dây truyền tải phải tìm cách tăng điện áp. Khi tới nơi tiêu thụ phải giảm điện áp để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng điện. Do đó phải sử dụng những thiết bị biến đổi điện áp.

II. Máy biến áp
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều)
1/ Cấu tạo và nguyên tắc của máy biến áp
- Cấu tạo:
+ Khung sắt non có pha silic gọi là lõi biến áp (thường là hình chữ nhật)
+ Cuộn sơ cấp: gồm cuộn dây dẫn [imath]D_1[/imath] có [imath]N_1[/imath] vòng nối vào nguồn điện
+ Cuộn thứ cấp: gồm cuộn dây dẫn [imath]D_2[/imath] có [imath]N_2[/imath] vòng nối ra các cơ sở tiêu thụ điện năng
- Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ


1664025246673.png
C2
Điện áp ở hai cuộn sơ cấp và thứ cấp có cùng tần số vì từ thông qua mỗi vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng nhau.

2/ Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp
C3

+ Ampe kế [imath]A_1,A_2[/imath] để đo cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp và thứ cấp
+ Vôn kế [imath]V_1,V_2[/imath] đo điện áp hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp
+ Khóa [imath]K[/imath] để đóng, ngắt mạch qua [imath]R[/imath] của cuộn thứ cấp.
1664025268672.png

Gọi [imath]U_1,I_1,N_1,U_2,I_2,N_2[/imath] lần lượt là điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng và số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
Đối với máy biến áp lí tưởng ta có:
[imath]\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{N_2}{N_1}[/imath]
+ Nếu [imath]\dfrac{N_2}{N_1}>1[/imath]: Máy biến áp là máy tăng áp
+ Nếu [imath]\dfrac{N_2}{N_1}<1[/imath]: Máy biến áp là máy giảm áp

III. Ứng dụng của máy biến áp
1/ Truyền tải điện năng
C4

Điện áp nhà máy điện là [imath]10kV[/imath], sau khi qua máy biến áp thì được tăng lên thành [imath]200kV[/imath]. Gần đến nơi tiêu thụ, để đảm bảo an toàn nên nó được hạ xuống còn [imath]5000V[/imath] bằng máy hạ áp và đến nơi tiêu thụ điện áp là [imath]220V[/imath]1664025286624.png

2/ Nấu chảy kim loại, hàn điện
Chú ý: Máy hàn điện nấu chảy kim loại hoạt động theo nguyên tắc biến áp, trong đó cuộn sơ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện nhỏ, cuộn thứ cấp gồm ít vòng dây tiết diện lớn

C5
Máy hàn điện có số vòng dây cuộn thứ cấp rất nhỏ so với cuộn sơ cấp ([imath]5[/imath] so với [imath]1000[/imath] vòng).
Mà [imath]\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{N_2}{N_1}[/imath] nên cường độ hiệu dụng của cuộn thứ cấp [imath]I_2[/imath] rất lớn, nhiệt lượng tỏa ra vì thế cũng rất lớn.
Nhiệt lượng này làm que hàn nóng chảy và hàn dính hai tấm kim loại lại với nhau.
1664025292832.png

Tổng kết
Trường hợp máy biến áp lí tưởng (hiệu suất gần [imath]100%[/imath]), công suất ở hai cuộn dây bằng nhau [imath]U_1I_1 = U_2 I_2[/imath]
Suy ra [imath]\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{N_2}{N_1}[/imath]

----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần 2: BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
1/ Máy biến áo là gì? Nêu cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp.
Giải:
- Máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều
- Cấu tạo:
+ Khung sắt non có pha silic gọi là lõi biến áp (thường là hình chữ nhật)
+ Cuộn sơ cấp: gồm cuộn dây dẫn [imath]D_1[/imath] có [imath]N_1[/imath] vòng nối vào nguồn điện
+ Cuộn thứ cấp: gồm cuộn dây dẫn [imath]D_2[/imath] có [imath]N_2[/imath] vòng nối ra các cơ sở tiêu thụ điện năng
- Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ


2/ Máy biến áp lí tưởng làm việc bình thường có tỉ số [imath]\dfrac{N_2}{N_1}[/imath] bằng [imath]3[/imath], khi [imath](U_1,I_1) = (360V,6A)[/imath] thì [imath](U_2,I_2)[/imath] bằng bao nhiêu?
[imath]A. (1080V,18A)[/imath]
[imath]B. (120V, 2A)[/imath]
[imath]C. (1080V, 2A)[/imath]
[imath]D. (120V,18A)[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích:
[imath]\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{N_2}{N_1} \hArr \dfrac{U_2}{360}=3 \Rightarrow U_2 = 1080V[/imath]
[imath]\dfrac{N_2}{N_1}=\dfrac{I_1}{I_2} \hArr 3 = \dfrac{6}{I_2} \Rightarrow I_2 =2A[/imath]


3/ Máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm [imath]2000[/imath] vòng, cuộn thứ cấp gồm [imath]100[/imath] vòng; điện áp và cường độ dòng điện ở mạch sơ cấp là [imath]120V[/imath], [imath]0,8A[/imath]. Điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
[imath]A. 6V,96W[/imath]
[imath]B. 240V,96W[/imath]
[imath]C. 6V,4,8W[/imath]
[imath]D. 120V,4,8W[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
[imath]\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{N_2}{N_1} \hArr \dfrac{U_2}{120}=\dfrac{100}{2000} \Rightarrow U_2 = 6V[/imath]
[imath]\dfrac{N_2}{N_1}=\dfrac{I_1}{I_2} \hArr \dfrac{100}{2000} = \dfrac{0,8}{I_2} \Rightarrow I_2 =16A[/imath]
Công suất cuộn thứ cấp: [imath]P_2 = U_2 . I_2 = 96W[/imath]


4/ Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây lần lượt là [imath]10000[/imath] vòng và [imath]200[/imath] vòng.
[imath]a/[/imath] Muốn tăng áp thì cuộn nào là cuộn sơ cấp? Nếu đặt vào cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng [imath]220V[/imath] thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp bằng bao nhiêu?
[imath]b/[/imath] Cuộn nào có tiết diện dây lớn hơn?
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}[/imath] nên [imath]U[/imath] và [imath]N[/imath] tỉ lệ thuận với nhau
Để tăng áp thì [imath]U_2 > U_1[/imath] hay [imath]N_2 > N_1[/imath].
Vậy cuộn sơ cấp là [imath]N_1 = 200[/imath] vòng.
[imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2} \hArr \dfrac{220}{U_2}=\dfrac{200}{10000} \Rightarrow U_2 =11000V[/imath]
[imath]b/[/imath]
Vì số vòng dây cuộn sơ cấp ít hơn cuộn thứ cấp nên cuộn sơ cấp có tiết diện lớn hơn.


5/ Máy biến áp lí tưởng cung cấp một dòng điện [imath]30A[/imath] dưới một điện áp hiệu dụng [imath]220V[/imath]. ĐIện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp là [imath]5kV[/imath]
[imath]a/[/imath] Tính công suất tiêu thụ ở cửa vào và cửa ra của biến áp
[imath]b/[/imath] Tính cường độ hiệu dụng ở cuộn sơ cấp
Giải:
[imath]a/[/imath]
Máy biến áp lí tưởng nên công suất tiêu thụ cửa ra và cửa vào bằng nhau
[imath]P_1 = P_2 = U_2. I_2 = 220.30=6600W[/imath]
[imath]b/[/imath]
Đổi: [imath]U_1 = 5kV = 5000V[/imath]
[imath]I_1 = \dfrac{P_1}{U_1 }= 1,32A[/imath]


6/ Một máy biến áp lí tưởng cung cấp một công suất [imath]4kW[/imath] dưới một điện áp hiệu dụng [imath]110V[/imath]. Biến áp đó nối với đường dây tải điện có điện trở tổng là [imath]2\Omega[/imath].
[imath]a/[/imath] Tính cường độ hiệu dụng trên đường dây tải điện
[imath]b/[/imath] Tính độ sụt thế trên đường dây tải điện
[imath]c/[/imath] Tính điện áp hiệu dụng ở cuối đường dây tải điện
[imath]d/[/imath] Xác định công suất tổn hao trên đường dây đó
[imath]e/[/imath] Thay biến áp đây bằng một biến áp có cùng công suất nhưng điện áp hiệu dụng ở cửa ra là [imath]220V[/imath]. Tính toán lại các đại lượng nêu ra ở bốn câu hỏi trên.
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]I_2 = \dfrac{P_2}{U_2}=\dfrac{4000}{110}A[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]\Delta U = I_2 .R =\dfrac{800}{11}V[/imath]
[imath]c/[/imath]
[imath]U_{\text{tiêu thụ}}=U_2 - \Delta U =\dfrac{410}{11}V[/imath]
[imath]d/[/imath]
[imath]P_{hp}=I_2^2 .R \approx 2644,6 W[/imath]
[imath]e/[/imath]
Khi [imath]U_2'=220V[/imath] thì:
[imath]I_2' = \dfrac{P_2}{U_2'}=\dfrac{200}{11}A[/imath]
[imath]\Delta U' = I_2' .R =\dfrac{400}{11}A[/imath]
[imath]U_{\text{tiêu thụ}}' = U_2' - \Delta U' = \dfrac{2020}{11}V[/imath]
[imath]P_{hp}'=I_2'^2 R \approx 661,2 W[/imath]


----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần 3: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP

16.1 Trong các phương án truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều sau đây, phương án nào tối ưu?
[imath]A.[/imath] Dùng đường dây tải điện có điện trở nhỏ
[imath]B.[/imath] Dùng đường dây tải điện có tiết diện lớn
[imath]C.[/imath] Dùng điện áp khi truyền đi có giá trị lớn
[imath]D.[/imath] Dùng dòng điện khi truyền đi có giá trị lớn
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích:
Ta có công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện là: $P_{hp}=\dfrac{P^2.R}{U^2 \cos^2 \varphi}
Với [imath]P[/imath] là công suất khi đưa lên đường dây phát đi, luôn được xác định nên để [imath]P_{hp}[/imath] càng nhỏ cách tối ưu nhất là tăng điện áp [imath]U[/imath] bởi nếu giảm [imath]R[/imath] sẽ gây ra tốn kém rất nhiều.


16.2 Trong một máy biến áp lí tưởng, có các hệ thức sau:
[imath]A. \dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_2}{N_1}[/imath]
[imath]B. \dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}[/imath]
[imath]C. \dfrac{U_1}{U_2}=\sqrt{\dfrac{N_1}{N_2}}[/imath]
[imath]D. \dfrac{U_1}{U_2}=\sqrt{\dfrac{N_2}{N_1}}[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]
Giải thích:
Trong một máy biến áp lí tưởng, hệ thức đúng là [imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}[/imath]


16.5 Một máy biến áp lí tưởng có [imath]N_1 =5000[/imath] vòng; [imath]N_2 =250[/imath] vòng; [imath]I_1[/imath] (dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp) là [imath]0,4A[/imath]. Dòng điện hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
[imath]A. 8A[/imath]
[imath]B. 0,8A[/imath]
[imath]C. 0,2A[/imath]
[imath]D. 2A[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
Máy biến áp lí tưởng nên ta có: [imath]\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{I_2}{I_1} \Rightarrow I_2 = \dfrac{N_1.I_1}{N_2}=\dfrac{5000.0,4}{250}=8A[/imath]


16.6 Một máy biến áp lí tưởng có tỉ số [imath]\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{1}{50}[/imath]. Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp lần lượt là [imath]100V[/imath] và [imath]5A[/imath]. Biết công suất hao phí trên đường dây bằng [imath]10%[/imath] công suất truyền đi. Điện áp ở cuộn thứ cấp và công suất truyền đi từ cuộn thứ cấp đến phụ tải lần lượt là bao nhiêu?
[imath]A. 100V; 100W[/imath]
[imath]B. 50V; 50W[/imath]
[imath]C. 5000V; 450W[/imath]
[imath]D. 500V; 500W[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích:
Máy biến áp lí tưởng nên ta có hệ thức: [imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{I_2}{I_1}[/imath]
Với [imath]\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{1}{50}; U_1 =100V; I_1 =5A[/imath] suy ra [imath]I_2=0,1A[/imath] và [imath]U_2=5000V[/imath]
Công suất truyền đi ở cuộn thứ cấp:
[imath]P_2 = I_2.U_2=500W[/imath]
Công suất hao phí:
[imath]P_{hp}=10%P_2 = 50W[/imath]
Công suất truyền đi từ cuộn thứ cấp đến phụ tải:
[imath]P_3 = P_2 - P_{hp}=450W[/imath]

*Đề bài dành cho các câu
16.7, 16.8, 16.9:
Một máy biến áp có công suất của cuộn sơ cấp là [imath]2000W[/imath], có hiệu suất [imath]90%[/imath]; điện áp hiệu dụng ở các mạch sơ cấp và thứ cấp lần lượt bằng [imath]2000V[/imath] và [imath]50V[/imath]
Ghi chú: [imath]\text{Hiệu suất của máy biến áp} = \dfrac{\text{Công suất của mạch thứ cấp}}{\text{Công suất của mạch sơ cấp}}[/imath]

16.7 Công suất và hệ số công suất của mạch thứ cấp lần lượt là bao nhiêu?
[imath]A. 1800W; 0,9[/imath]
[imath]B. 1800W; 0,8[/imath]
[imath]C. 3600W; 0,75[/imath]
[imath]D. 3600W; 0,8[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
Công suất mạch thứ cấp: [imath]P_2 = P_1.H=2000.90% = 1800W[/imath]
Hệ số công suất mạch thứ cấp: [imath]\cos \varphi _2 = \cos \varphi _1 H =0,9[/imath]


16.8 Cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch sơ cấp là bao nhiêu? Giả sử hệ số công suất của mạch sơ cấp bằng [imath]1[/imath]
[imath]A. 1A[/imath]
[imath]B. 2A[/imath]
[imath]C. 0,1A[/imath]
[imath]D. 0,2A[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
[imath]I_1=\dfrac{P_1}{U_1 \cos \varphi _1}=1A[/imath]


16.10 Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm [imath]1100[/imath] vòng mắc vào điện áp xoay chiều [imath]220V[/imath] và ba cuộn thứ cấp để lấy ra các điện áp [imath]110V; 15V; 6V[/imath]
[imath]a/[/imath] Tính số vòng dây các cuộn thứ cấp
[imath]b/[/imath] Nối hai đầu của cuộn thứ cấp có điện áp [imath]6V[/imath] với tải thì dòng điện qua tải là [imath]0,4A[/imath]. Tính cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp. BỎ qua mọi hao phí ở máy biến áp.
Giải:
[imath]a/[/imath]
Máy biến áp lí tưởng nến: [imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2} \Rightarrow N_2 = \dfrac{U_2.N_1}{U_1}[/imath]
Trong đó, [imath]U_1 =220V; N_1=1100[/imath] vòng
+ Với [imath]U_2 =100V[/imath] suy ra [imath]N_2 = 550[/imath] vòng
+ Với [imath]U_2 = 15V[/imath] suy ra [imath]N_2 =75[/imath] vòng
+ Với [imath]U_2 = 6V[/imath] suy ra [imath]N_2 = 30[/imath] vòng
[imath]b/[/imath]
Ta có: [imath]\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{I_2}{I_1} \Rightarrow I_1 = \dfrac{U_2.I_2}{U_1}=0,011A[/imath]


16.11 Nhà máy điện phát đi một công suất bằng [imath]11000kW[/imath] đến một nơi tiêu thụ trên một đường dây điện có điện trở tổng cộng [imath]25\Omega[/imath]. Tính công suất hao phí trên đường dây trong hai trường hợp sau:
[imath]a/[/imath] Khi điện áp hiệu dụng ở hai cực máy phát là [imath]22kV[/imath]
[imath]b/[/imath] Khi điện áp hiệu dụng ở hai cực máy phát là [imath]110kV[/imath]
Giải:
Ta có công thức tính công suất hao phí trên đường dây là: [imath]P_{hp}=\dfrac{P^2 .R}{U^2 \cos ^2 \varphi}[/imath]
Trong đó, [imath]P=11000kW = 11000000W; R=25\Omega; \cos \varphi =1[/imath]
[imath]a/[/imath]
Khi [imath]U=22kV =22000V[/imath] suy ra [imath]P_{hp}=6250000W=6250kW[/imath]
[imath]b/[/imath]
Khi [imath]U=110kV=110000V[/imath] suy ra [imath]P_{hp}=250000W= 250kW[/imath]


----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 
Top Bottom