Sử 7 Bài 16 - Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XVI
I. Tình hình kinh tế, xã hội
- Tình hình kinh tế:
  • Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, để điều.
  • Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa.
  • Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
  • Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã.
  • Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế định.
  • Ruộng đất công bị xâm lấn, thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.
- Tình hình xã hội:
  • Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
  • Trong triều đình có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỉ cương, phép nước...
  • Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.
  • Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
  • Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.
  • Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp...
=> Các bạn xem tiếp tài liệu tại đây:


 

Attachments

  • bài 16.pdf
    538.8 KB · Đọc: 0

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta nửa sau thế kỉ XIV.
- Tình hình kinh tế:

  • Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, để điều.
  • Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa.
  • Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
  • Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã.
  • Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế định.
  • Ruộng đất công bị xâm lấn, thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.
- Tình hình xã hội:
  • Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
  • Trong triều đình có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỉ cương, phép nước...
  • Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.
  • Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
  • Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.
  • Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp...
Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?
- Xã hội lâm vào tình trạng mất ổn định
- Vai trò nhà Trần không còn, mất khả năng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, cần thay thế bằng vương triều mới.
Câu 3: Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
- Về chính trị:

  • Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần, thân cận với mình.
  • Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
  • Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình.
- Về kinh tế, tài chính:
  • Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng
  • Ban hành chính sách "hạn điền"
  • Quy định biểu thuế ruộng, thuế đinh.
- Về xã hội :
  • Ban hành chính sách "hạn nô"
  • Những năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân...
- Về văn hoá, giáo dục :
  • Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục
  • Cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
  • Sửa đổi chế độ học tập, thi cử.
  • Đặt chức học quan ở các lộ, cấp ruộng công cho các lộ để sử dụng vào việc học.
- Về quân sự :
  • Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
  • Tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới - thần cơ và thuyền chiến lớn - lâu thuyền.
  • Xây dựng thành Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội)
Câu 4: Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly
- Tiến bộ:
  • Góp phần hạn chế tình trạng tập trung ruộng đất vào tay các quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần.
  • Tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
  • Cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Hạn chế:
  • Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế.
  • Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
 
Last edited:
Top Bottom