Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (Phần 2)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (Phần 2)
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945):
a. Hoàn cảnh:
+ Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Beclin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức - một loạt nước châu Âu được giải phóng.
+ Ở mặt trận Châu Á -Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.
+ Trước tình hình đó, quân Nhật ra tay trước:
- Vào lúc 20 giờ ngày 9 - 3 -1945 Nhật Bản chính Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt ở một vài nơi rồi nhanh chóng đầu hàng.
- Sau khi hất cẳng Pháp, phát xít Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập" rồi dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc Trưởng.
- Sau khi hất cẳng Pháp, phát xít Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập" rồi dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc Trưởng.
b. Nội dung:
+ 12 – 3 – 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nhận định:
- Cuộc đảo chính tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
- Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
- Khẩu hiệu “đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang,du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Hội nghị “phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
- Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
- Khẩu hiệu “đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang,du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Hội nghị “phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
- Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với các lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
- Chính quyền cách mạng được thành lập, các hội cứu quốc được củng cố.
- Chính quyền cách mạng được thành lập, các hội cứu quốc được củng cố.
- Đảng đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
- Khẩu hiệu đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.
- Khẩu hiệu đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng (11 – 3), tổ chức đội du kích Ba Tơ.
+ Ở Nam Kì phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
=> Các bạn xem tiếp tài liệu tại:
Các bạn có thể xem phần 1 của bài học này tại: Bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945)... [Phần 1]