Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 16: Công suất - Hiệu suất
1. Công suất:Khái niệm công suất:
Trong sản xuất và đời sống, ngoài khả năng sinh công thì tốc độ sinh công của các máy cũng là một đại lượng được quan tâm. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực là công suất.
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian:
[math]P=\dfrac{A}{t}[/math]
Trong hệ SI, đơn vị của công suất là watt (kí hiệu W). [imath]1[/imath] watt là công suất của một thiết bị hoặc lực thực hiện công bằng [imath]1 J[/imath] trong thời gian [imath]1s[/imath]
Các bội số thưởng được sử dụng là [imath]kW[/imath], [imath]MW[/imath] với [imath]1 kW = 10^3W[/imath] và [imath]1 MW = 10 ^6W[/imath].
Một đơn vị thông dụng khác của công suất được sử dụng trong kĩ thuật là mã lực, kí hiệu là [imath]HP[/imath]
Mối liên hệ giữa công suất với lực tác dụng lên vật và công suất của vật
Máy bay chuyển động về phía trước là nhờ động cơ đẩy không khí ra phía sau. Lực đẩy của động cơ càng lớn, tốc độ sinh công càng cao nên máy bay chuyển động càng nhanh, công suất của động cơ càng lớn.
Giả sử một máy bay chuyển động với tốc độ [imath]v[/imath], lực do động cơ máy bay tạo ra có độ lớn là [imath]F[/imath] (lớn hơn lực cản của không khí). Trong thời gian 1, máy bay đi được một đoạn [imath]s = v_{tb}.t[/imath] với [imath]v_{tb}[/imath] là tốc độ trung bình của máy bay. Xét máy bay chuyến động thẳng và theo một chiều, độ dịch chuyển [imath]d[/imath] chính là quãng đường đi được [imath]s[/imath] của máy bay.
Khi lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] và độ dịch chuyển cùng hướng, công cung cấp bởi động cơ được xác định:
[math]A=F.d=F.v_{tb}.t[/math]
Từ đó, ta suy ra mối liên hệ giữa công suất trung bình với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật được biểu diễn bởi biểu thức:
[math]P_{tb}=\frac{A}{t}=F.v_{tb}[/math]
2. Hiệu suất:
Khái niệm hiệu suất:
Trong xe ô tô, năng lượng cung cấp cho xe (năng lượng toàn phấn) chính là năng lượng hoá học được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu được chuyển thành cơ năng (năng lượng có ích) làm xe chuyển động. Ngoài ra còn những năng lượng mất mát dưới nhiều dạng khác nhau gọi là năng lượng hao phí.
Gọi công suất toàn phần của động cơ là [imath]P[/imath], công suất có ích là [imath]P'[/imath]
Hiệu suất của động cơ H là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ.
[imath]H=\dfrac{P'}{P}.100%[/imath]
Khi đó: [imath]\Delta P=P-P'[/imath] được gọi là công suất hao phí của động cơ.
Hiệu suất của động cơ còn có thể được tính theo công thức:
[math]H=\dfrac{A'}{A}.100%[/math]
với [imath]A', A[/imath] lần lượt là công có ích và công toàn phần (năng lượng toàn phần) của động cơ. Khi đó: [imath]\Delta P=P-P'[/imath] được gọi là công hao phí của động cơ.
Lưu ý: Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1, vì không có một máy móc nào hoạt động mà không có sự mất mát năng lượng do ma sát, nhiệt và các dạng năng lượng hao phí khác
Việc ra đời của máy móc hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công việc do hiệu suất được nâng lên như minh hoạ trong việc nâng hàng hoá
------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
Last edited: