Sinh 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (Kiến thức SGK)

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I. Đông máu:

- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần nhờ cơ chế đông máu
- Cơ chế đông máu:
Trong huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi ([imath]Ca^{2+}[/imath])

1669484258062.png

II. Các nguyên tắc truyền máu:
1. Các nhóm máu ở người:

- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là [imath]\alpha[/imath] (gây kết dính A) và [imath]\beta[/imath] (gây kết dính B)

Có 4 nhóm máu ở người theo hệ nhóm máu ABO:
- Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả [imath]\alpha[/imath] và [imath]\beta[/imath]
- Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có [imath]\alpha[/imath], chỉ có [imath]\alpha[/imath]
- Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có [imath]\beta[/imath], chỉ có [imath]\alpha[/imath]
- Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có [imath]\alpha[/imath] và [imath]\beta[/imath]

1669484627794.png



2. Các nguyên tắc truyền máu:

Tuân thủ sơ đồ sau:
1669484671875.png
 
Top Bottom