Vật lí 12 Bài 14: Mạch có $R,L,C$ mắc nối tiếp

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 14: MẠCH CÓ [imath]R,L,C[/imath] MẮC NỐI TIẾP
Phần 1: LÝ THUYẾT + CÂU HỎI LIÊN QUAN

I. Phương pháp giản đồ Fre-nen
1/ Định luật về điện áp tức thời

Trong mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy

C1
Định luật về hiệu điện thế trong mạch điện một chiều gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp: Hiệu điện thế trong mạch điện một chiều gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
[imath]U=U_1+U_2 + U_3 +.... + U_n[/imath]

2/ Phương pháp giản đồ Fre-nen
+ Phép cộng đại sống các đại lượng xoay chiều hình [imath]\sin[/imath] (cùng tần số) được thay thế bằng phép tổng hợp các vectơ quay tương ứng.
+ Các thông tin về tổng đại số phải tính (giá trị hiệu dụng, độ lệch pha) được hoàn toàn xác định bằng các tính toán trên giản đồ Fre-nen tương ứng.
1663494589760.png

C2
Vị trí tương hỗ của các vectơ quay [imath]\overrightarrow{U}[/imath] và [imath]\overrightarrow{I}[/imath] trong bảng [imath]14.1[/imath]:
- Mạch chỉ có [imath]R[/imath]:
[imath]u,i[/imath] cùng pha nên [imath]\overrightarrow{U_R}[/imath] hợp với [imath]\overrightarrow{i}[/imath] góc [imath]0^{\circ}[/imath].
Hay [imath]\overrightarrow{U_R}[/imath] song song cùng chiều [imath]\overrightarrow{i}[/imath]
- Mạch chỉ có [imath]C[/imath]
[imath]u[/imath] trễ [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]i[/imath] nên [imath]\overrightarrow{U_C}[/imath] hợp với [imath]\overrightarrow{i}[/imath] góc [imath]-90^{\circ}[/imath].
Hay [imath]\overrightarrow{U_C}[/imath] hợp với [imath]\overrightarrow{i}[/imath] góc [imath]90^{\circ}[/imath] và hướng xuống.
- Mạch chỉ có [imath]L[/imath]
[imath]u[/imath] sớm [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]i[/imath] nên [imath]\overrightarrow{U_L}[/imath] hợp với [imath]\overrightarrow{i}[/imath] góc [imath]90^{\circ}[/imath].
Hay [imath]\overrightarrow{U_L}[/imath] hợp với [imath]\overrightarrow{i}[/imath] góc [imath]90^{\circ}[/imath] và hướng lên.
1663494608360.png

II. Mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp
1/ Định luật Ôm cho đoạn mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp

Tổng trở: [imath]Z=\sqrt{R^2 + (Z_L-Z_C)^2}[/imath]
Cường độ dòng điện hiệu dụng: [imath]I=\dfrac{U}{Z}=\dfrac{U}{\sqrt{R^2 + (Z_L-Z_C)^2}}[/imath]

C3
Khi [imath]U_L>U_C[/imath] ta có giản đồ Fre-nen như hình bên
Từ hình vẽ:
[imath]U^2=U_R^2 + U_{LC}^2=U_R^2+(U_L-U_C)^2 = I^2 .[R^2+(Z_L-Z_C)^2][/imath]
[imath]\Rightarrow I=\dfrac{U}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}=\dfrac{U}{Z}[/imath]
Với [imath]Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}[/imath]
1663494628849.png
Kết luận: Cường độ hiệu dụng trong một mạch điện xoay chiều có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở của mạch: [imath]I=\dfrac{U}{Z}[/imath]

2/ Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha của [imath]u[/imath] đối với [imath]i[/imath]
ta có: [imath]\tan \varphi = \dfrac{U_L-U_C}{U_R}=\dfrac{Z_L-Z_C}{R}[/imath]

3/ Cộng hưởng điện
Nếu [imath]Z_L=Z_C[/imath] thì [imath]\tan \varphi =0[/imath], suy ra [imath]\varphi =0[/imath]. Dòng điện cùng pha với điện áp.
Khi đó tổng trở [imath]Z=R[/imath]. Cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị lớn nhất và bằng: [imath]I=\dfrac{U}{R}[/imath]
Đó là hiện tượng cộng hưởng điện.
Điều kiệ để có cộng hưởng điện:
[imath]Z_L=Z_C \Rightarrow \omega L=\dfrac{1}{\omega C} \Rightarrow \omega^2 LC =1[/imath]

Tổng kết
- Tổng trở của mạch [imath]R L C[/imath] nối tiếp: [imath]Z=\sqrt{R^2 + (Z_L-Z_C)^2}[/imath]
- Định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp: [imath]I=\dfrac{U}{Z}[/imath]
- Công thức tính góc lệch pha [imath]\varphi[/imath] giữa điện áp và dòng điện: [imath]\tan \varphi = \dfrac{Z_L-Z_C}{R}[/imath]
+ Nếu [imath]Z_L > Z_C[/imath]: Điện áp [imath]u[/imath] sớm pha so với dòng điện [imath]i[/imath]
+ Nếu [imath]Z_L < Z_C[/imath]: Điện áp [imath]u[/imath] trễ pha so với dòng điện [imath]i[/imath]
- Cộng hưởng điện xảy ra khi [imath]Z_L=Z_C[/imath] hay [imath]\omega ^2 LC =1[/imath]
Khi đó [imath]I[/imath] sẽ lớn nhất: [imath]I=\dfrac{U}{Z}[/imath]

-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần 2: BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1/ Phát biểu định luật Ôm đối với mạch điện xoay chiều có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp
Giải:
Cường độ hiệu dụng trong mạch [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch và tổng trở của mạch.
[imath]I=\dfrac{U}{Z}[/imath] với [imath]Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}[/imath]

2/ Dòng nào ở cột [imath]A[/imath] tương ứng với dòng nào ở cột [imath]B[/imath]
[imath]A[/imath]
[imath]B[/imath]
1. Mạch có [imath]R[/imath]a/ [imath]u[/imath] sớm pha so với [imath]i[/imath]
2. Mạch có [imath]R,C[/imath] mắc nối tiếpb/ [imath]u[/imath] sớm pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]i[/imath]
3. Mạch có [imath]R,L[/imath] mắc nối tiếpc/ [imath]u[/imath] trễ pha so với [imath]i[/imath]
4. Mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp ([imath]Z_L > Z_C[/imath])d/ [imath]u[/imath] trễ pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]i[/imath]
5. Mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp ([imath]Z_L<Z_C[/imath])e/ [imath]u[/imath] cùng pha so với [imath]i[/imath]
6. Mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp ([imath]Z_L=Z_C[/imath])f/ cộng hưởng
Giải:
[imath]1 - e; 2 - d; 3 - b; 4 - a; 5 - c ; 6-f[/imath]

3/ Trong mạch điện xoay chiều nối tiếp, cộng hưởng là gì? Đặc trưng của cộng hưởng là gì?
Giải:
- Cộng hưởng là hiện tượng trong mạch [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp có cường độ dòng điện trong mạch lớn nhất, khi đó [imath]Z_L=Z_C[/imath]
- Đặc trưng của cộng hưởng là cường độ dòng điện cùng pha hiệu điện thế; tổng trở nhỏ nhất [imath]Z=R[/imath] và cường độ dòng điện hiệu dụng lớn nhất [imath]I=\dfrac{U}{R}[/imath]

4/ Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm có [imath]R=20 \Omega[/imath] nối tiếp với tụ điện [imath]C=\dfrac{1}{2000\pi} F[/imath]. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện tức thời [imath]i[/imath], biết [imath]u=60\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]
Giải:
[imath]Z=\sqrt{R^2+(\dfrac{1}{\omega C})^2}=20\sqrt{2} \Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=3A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\cos \varphi =\dfrac{R}{Z}=\dfrac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow \varphi =\dfrac{\pi}{4}[/imath]
mạch [imath]R,C[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] trễ pha so với [imath]i[/imath].
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=3\cos (100\pi t + \dfrac{\pi}{4}) A[/imath]


5/ Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm có [imath]R=30\Omega[/imath] nối tiếp với cuộn cảm thuần [imath]L=\dfrac{0,3}{\pi} H[/imath]. Cho điện áp tức thời giữa hai đầu mạch [imath]u=120\sqrt{2} \cos 100\pi t (V).[/imath] Viết biểu thức của [imath]i[/imath].
Giải:
[imath]Z=\sqrt{R^2+(\omega L)^2}=30\sqrt{2} \Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=4A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\cos \varphi =\dfrac{R}{Z}=\dfrac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow \varphi =\dfrac{\pi}{4}[/imath]
mạch [imath]R,L[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] nhanh pha hơn [imath]i[/imath].
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=4\cos (100\pi t - \dfrac{\pi}{4}) A[/imath]


6/ Tính [imath]Z_C[/imath] và [imath]I[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở [imath]R=30 \Omega[/imath] nối tiếp với một tụ điện [imath]C[/imath]. Cho biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch bằng [imath]100V[/imath], giữa hai đầu tự điện bằng [imath]80V[/imath], tính [imath]Z_C[/imath] và cường độ hiệu dụng [imath]I[/imath].
Giải:
Ta có: [imath]U^2=U_R^2+U_C^2 \hArr 100^2 = U_R^2 + 80^2 \Rightarrow U_R=60V[/imath]
[imath]I=\dfrac{U_R}{R}=2A[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{U_C}{I}=40\Omega[/imath]

7/ Tính [imath]Z_L[/imath] và viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở [imath]R=40 \Omega[/imath] ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần [imath]L[/imath]. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch [imath]u=80\cos 100\pi t (V)[/imath] và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là [imath]U_L=40V[/imath]
[imath]a/[/imath] Xác định [imath]Z_L[/imath]
[imath]b/[/imath] Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
Từ biểu thức [imath]u[/imath] suy ra [imath]U=40\sqrt{2}V[/imath]
mà: [imath]U^2=U_R^2+U_L^2 \Rightarrow U_R=40V[/imath]
[imath]I=\dfrac{U_R}{R}=1A[/imath]
[imath]Z_L=\dfrac{U_L}{I}=40\Omega[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]I_0=I.\sqrt{2}=\sqrt{2}A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\tan \varphi = \dfrac{Z_L}{R}=1 \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{4}[/imath]
mạch [imath]R,L[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] nhanh pha hơn [imath]i[/imath].
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=\sqrt{2}\cos (100\pi t - \dfrac{\pi}{4}) A[/imath]

8/ Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm có [imath]R=30\Omega, C=\dfrac{1}{5000\pi}F, L=\dfrac{0,2}{\pi}H[/imath]. Biết điện áp tức thời giữa hai đầu mạch [imath]u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]. Viết biểu thức của [imath]i[/imath].
Giải:
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=50\Omega[/imath]
[imath]Z_L=\omega L = 20\Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}=30\sqrt{2}\Omega[/imath]
[imath]I_0=dfrac{U_0}{Z}=4A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\cos \varphi = \dfrac{R}{Z}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{4}[/imath]
mạch [imath]R,L,C[/imath] nối tiếp có [imath]Z_C>Z_L[/imath] nên [imath]u[/imath] trễ pha so với [imath]i[/imath].
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=4\cos (100\pi t + dfrac{\pi}{4})A[/imath]

9/ Viết biểu thức của [imath]i[/imath] và tính [imath]U_{AM}[/imath]
Mạch điện xoay chiều gồm có [imath]R=40\Omega, C=\dfrac{1}{4000\pi}F, L=\dfrac{0,1}{\pi}H[/imath]. Biết điện áp tức thời giữa hai đầu mạch [imath]u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath].
[imath]a/[/imath] VIết biểu thức của [imath]i[/imath]
[imath]b/[/imath] Tính [imath]U_{AM}[/imath]
1663598472990.png
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=40\Omega[/imath]
[imath]Z_L=\omega L=10 \Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}=50\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=2,4\sqrt{2}A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\tan \varphi =\dfrac{Z_L-Z_C}{R}=-1 \Rightarrow \varphi = -\dfrac{\pi}{4} \ rad[/imath]
mạch [imath]R,L,C[/imath] nối tiếp có [imath]Z_C>Z_L[/imath] nên [imath]u[/imath] trễ pha so với [imath]i[/imath].
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=2,4\sqrt{2}\cos (100\pi t + dfrac{\pi}{4}) A[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]U_{AM}=\sqrt{U_{R}^2+U_C^2}=96\sqrt{2} V[/imath]

10/ Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Cho mạch điện xoay chiều gồm [imath]R=20\Omega, L=\dfrac{0,2}{\pi}H, C=\dfrac{1}{2000\pi}F[/imath]. Biết điện áp tức thời hai đầu mạch [imath]u=80\cos \omega t (V).[/imath] Tính [imath]\omega[/imath] để trong mạch có cộng hưởng. Khi đó viết biểu thức của [imath]i[/imath].
Giải:
Để mạch có cộng hưởng: [imath]\omega^2 LC =1 \Rightarrow \omega = 100\pi \ rad/s[/imath]
Khi đó: [imath]I_0=\dfrac{U_0}{R}=4A[/imath]
Mạch cộng hưởng nên [imath]u,i[/imath] cùng pha
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=4\cos 100\pi t A[/imath]

11/ Chọn câu đúng
Đoạn mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp có [imath]R=40\Omega; \dfrac{1}{\omega C}=20\Omega ; \omega L = 60\Omega[/imath]. Đặt vào hai đầu mạch điện áp [imath]u=240\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
[imath]A.[/imath] [imath]i=3\sqrt{2} \cos 100\pi t (A)[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]i=6\cos (100\pi t +\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]i=3\sqrt{2}\cos (100\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]i=6\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích:
[imath]Z=\sqrt{R^2+(\dfrac{1}{\omega C}+\omega L)^2}=40\sqrt{2} \Omega[/imath]
[imath]I_0 = \dfrac{U_0}{Z}=6A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
Ta có: [imath]\tan \varphi =\dfrac{Z_L-Z_C}{R}=1 \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{4} \ rad[/imath]
mạch [imath]R,L,C[/imath] nối tiếp có [imath]Z_L>Z_C[/imath] nên [imath]u[/imath] sớm pha hơn [imath]i[/imath]
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=6\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]

12/ Chọn câu đúng
Đoạn mạch có [imath]R,L,C[/imath] mắc nối tiếp có [imath]R=40\Omega; \dfrac{1}{\omega C}=30\Omega ; \omega L = 30\Omega[/imath]. Đặt vào hai đầu mạch điện áp [imath]u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]. Biểu thức của dòng điện tức thời trong mạch là:
[imath]A.[/imath] [imath]i=3\cos (100\pi t -\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]i=3\sqrt{2} (A)[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]i=3\cos 100\pi t (A)[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]i=3\sqrt{2}\cos 100\pi t (A)[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích:
Vì [imath]Z_L=Z_C = 30\Omega[/imath] nên mạch có cộng hưởng
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{R}=3\sqrt{2}A[/imath]
Mạch cộng hưởng nên [imath]u,i[/imath] cùng pha
Biểu thức [imath]i[/imath]: [imath]i=3\sqrt{2}\cos 100\pi t[/imath]


-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️

Phần 3: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP

14.1 Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [imath]50V[/imath] vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần [imath]R[/imath] mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần [imath]L[/imath]. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu [imath]R[/imath] là [imath]30V[/imath]. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng
[imath]A. 30V[/imath]
[imath]B. 20V[/imath]
[imath]C. 10V[/imath]
[imath]D. 40V[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích:
Ta có: [imath]U^2=U_L^2 + U_R^2 \Rightarrow U_L = \sqrt{U^2-U_R^2}=40V[/imath]

14.4 Khi đặt hiệu điện thế không đổi [imath]30V[/imath] vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]\dfrac{1}{4\pi} (H)[/imath] thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ [imath]1A[/imath]. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp xoay chiều
[imath]u=150\sqrt{2} \cos 120 \pi t (V)[/imath] thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:
[imath]A. i=5\sqrt{2}\cos (120\pi t+\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]B. i=5\sqrt{2}\cos (120\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]C. i=5\cos (120\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]D. i=5\cos (120\pi t+\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích:
- Khi đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế không đổi [imath]30V[/imath], cuộn cảm chỉ đóng vai trò như dây dẫn, do đó:
[imath]R=\dfrac{30}{1}=30\Omega[/imath]
- Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều:
[imath]Z_L=\omega L = 30\Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+Z_L^2}=30\sqrt{2}\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=5A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
[imath]\tan \varphi = \dfrac{Z_L}{R}=1 \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{4} \ rad[/imath]
Mạch [imath]R,L[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] nhanh pha hơn [imath]i[/imath]
Biểu thức [imath]i[/imath]: [imath]i= i=5\cos (120\pi t-\dfrac{\pi}{4}) (A)[/imath]

14.6 Đặt điện áp [imath]u=U\sqrt{2}\cos \omega t[/imath] vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần [imath]R[/imath], cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]L[/imath] và tụ điện có điện dung [imath]C[/imath] mắc nối tiếp. Biết [imath]\omega = \dfrac{1}{\sqrt{LC}}[/imath]. Tổng trở của đoạn mạch này bằng
[imath]A. R[/imath]
[imath]B. 3R[/imath]
[imath]C. 0,5R[/imath]
[imath]D. 2R[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
[imath]\omega = \dfrac{1}{\sqrt{LC}}\Rightarrow \omega ^2 LC =1[/imath]
Suy ra mạch có cộng hưởng
Vậy tổng trở: [imath]Z=R[/imath]

14.10 Cho mạch gòm điện trở [imath]R=30\sqrt{3} \Omega[/imath] nối tiếp với tụ điện [imath]C=\dfrac{1}{3000\pi} (F)[/imath]. Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là $u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)
[imath]a/[/imath] Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch
[imath]b/[/imath] Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở [imath]R[/imath] và ở hai đầu tụ điện [imath]C[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=30\Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+Z_C^2}=60\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=2\sqrt{2}A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] so với [imath]i[/imath]
[imath]\tan \varphi = \dfrac{-Z_C}{R}=-\dfrac{1}{\sqrt{3}} \Rightarrow \varphi = -\dfrac{\pi}{6} \ rad[/imath]
Mạch [imath]R,C[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] trễ pha so với [imath]i[/imath]
Biểu thức [imath]i[/imath]: [imath]i= i=2\sqrt{2}\cos (100\pi t+\dfrac{\pi}{6}) (A)[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]I=\dfrac{I_0}{\sqrt{2}}=2A[/imath]
[imath]U_R=I.R=60\sqrt{3} V[/imath]
[imath]U_C=I.Z_C=60V[/imath]

14.14
Cho mạch điện gồm điện trở [imath]R=30\Omega[/imath] nối tiếp với hai tụ điện [imath]C_1 = \dfrac{1}{3000\pi} (F); C_2=\dfrac{1}{1000\pi} (F)[/imath] nối tiếp. Điện áp tức thời ở hai đầu mạch là [imath]u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]
[imath]a/[/imath] Xác định [imath]I[/imath]
[imath]b/[/imath] Xác định [imath]U_{AD}; U_{DB}[/imath]
1663682432815.png
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_{C_1}=\dfrac{1}{\omega C_1}=30\Omega[/imath]
[imath]Z_{C_2}=\dfrac{1}{\omega C_2}=10\Omega[/imath]
Vì [imath]C_1 \ nt \ C_2[/imath] nên [imath]Z_C=Z_{C_1}+Z_{C_2}=40\Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+Z_C^2}=50\Omega[/imath]
[imath]I=\dfrac{U}{Z}=2A[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]U_{AD}=I.\sqrt{R^2+Z_{C_1}^2}=60\sqrt{2}V[/imath]
[imath]U_{DB}=I.Z_{C_2}=20V[/imath]

14.15
Cho mạch điện gồm [imath]3[/imath] phần tử mắc nối tiếp [imath]L_1=\dfrac{0,1}{\pi}(H); R=40\Omega; L_2=\dfrac{0,3}{\pi}(H)[/imath]. Điện áp tức thời ở hai đầu mạch [imath]u=160\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]
[imath]a/[/imath] Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
[imath]b/[/imath] Xác định [imath]U_{DB}[/imath]
1663682446055.png
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_{L_1}=\omega L_1 = 10\Omega[/imath]
[imath]Z_{L_2}=\omega L_2 =30\Omega[/imath]
[imath]Z_L=Z_{L_1}+Z_{L_2}=40\Omega[/imath]
[imath]Z=\sqrt{R^2+Z_L^2}=40\sqrt{2}\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z}=4A[/imath]
Gọi [imath]\varphi[/imath] là độ lệch pha giữa [imath]u[/imath] và [imath]i[/imath]
[imath]\tan \varphi = \dfrac{Z_L}{R}=1 \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{4} \ rad[/imath]
Mạch [imath]R,L[/imath] nối tiếp nên [imath]u[/imath] nhanh pha hơn [imath]i[/imath]
Biểu thức [imath]i[/imath]: [imath]i=4\cos (100\pi t - \dfrac{\pi}{4}) A[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]U_{DB}=I.\sqrt{R^2+Z_{L_2}^2}=100\sqrt{2}V[/imath]

-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 
Top Bottom