Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu
1. Chuyển động rơi của vật:
Khi chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung (gọi chung là chất lưu), vật đều chịu tác dụng của lực cản.

*Đặc điểm:
- Nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn.
- Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo. Lúc này lực cản bắt đầu có độ lớn đáng kể và tăng dần.
- Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Khi đó, tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.


Lưu ý:
Sau khi vật chuyển động đều, nếu có thêm tác nhân làm tăng lực cản của chất lưu (ví dụ như người nhảy dù bung dù ra), thì vật sẽ chuyển động chậm dẫn. Tốc độ rơi của vật giảm dần, lực cản cũng giảm đến khi tổng lực tác dụng lên vật lại bị triệt tiêu và vật trở lại trạng thái chuyển động đều.
Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động. Lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ giới hạn. Khi đó, các lực tác dụng vào vật cản bằng nhau và vật chuyển động thẳng đều.

* Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm vật, cùng phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu. Lực cản này phụ thuộc vào hình dạng vật.


Luyện tập:
Quan sát Hình 12.3, mô tả chuyển động của vận động viên nhảy dù từ khi bắt đầu nhảy khỏi máy bay đến khi chạm đất. Phân tích lực tác dụng lên dù trong từng giai đoạn chuyển động.1663749305546.png

Lời giải:

- Mô tả chuyển động:

+ Khi chưa bung dù: trọng lượng của hệ (người + dù) lớn hơn lực cản không khí nên người chuyển động thẳng nhanh dần xuống dưới.

+ Khi chuyển động ổn định khi chưa bung dù: lực cản không khí tác dụng lên hệ (người + dù) và trọng lượng của hệ (người + dù) gần như cân bằng nên chuyển động của người được coi là chuyển động thẳng đều.

+ Khi vừa bung dù, lực cản không khí tác dụng lên dù lớn hơn trọng lượng của hệ (người + dù) nên khi vừa bung dùng hệ người và dù bị giật lên trên tức thời.

+ Khi chuyển động ổn định đã bung dù: hệ người và dù chuyển động thẳng đều từ từ chạm đất vì khi đó lực cản và trọng lực cân bằng nhau.



Câu hỏi vận dụng:
Tìm hiểu một số biện pháp thực tiễn giúp giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng ta bơi.

Lời giải:
Biện pháp giúp giảm lực cản của nước lên cơ thể:

- Khi bơi điều chỉnh cơ thể nằm ngang với mặt nước.

- Sử dụng mũ bơi, quần áo bơi chuyên dụng.

- Khi sải tay bơi thì nên nghiêng người một chút.





2. Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật:
Thực hiện dự án nghiên cứu
* Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định chủ đề:
_ Mục đích: Nghiên cứu ứng dụng sự tăng hay giảm lực cản không khí theo hình dạng vật.
_ Vấn đề thực tiễn:
Trên thực tế, tên lửa được thiết kế có hình dạng phù hợp sao cho lực cản của không khí là nhỏ nhất, mặc dù hình dạng này khó thiết kế và chế tạo hơn hình hộp hay hình trụ. Trong khi đó, dù cần phải bung ra để có diện tích tiếp xúc lớn với không khí nhằm tăng lực cản của không khí để đảm bảo an toàn cho vận động viên nhảy dù.
Như vậy, tuỳ thuộc theo mục đích sử dụng, người ta có thể thiết kế hình dạng của vật khác nhau để làm tăng hoặc giảm lực cản của không khí tác dụng lên vật. Hãy thực hiện dự án khảo sát lực cản do không khi tác dụng lên các vật có hình dạng khác nhau.

* Lập kế hoạch thực hiện dự án

* Báo cáo kết quả:
Công bố sản phẩm và báo cáo kết quả thực hiện dự án.



------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Bài tập SGK

Bài 1:
Xét một vật rơi trong không khí có đồ thị tốc độ rơi theo thời gian được biểu diễn trong Hình 12.2.
a) Vẽ hình và biểu diễn các lực tác dụng lên vật tại thời điểm [imath]t_1, t_2.[/imath]

b) Xác định độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm [imath]t_2[/imath].
1663749500707.png

Lời giải:
a) Hình vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên vật.1663749495800.png
b) Tại thời điểm [imath]t_2[/imath], độ lớn hợp lực tác dụng lên vật gần như bằng [imath]0[/imath] vì lực cản và trọng lực của vật có độ lớn gần như bằng nhau, vật chuyển động đều.

Bài 2:
Hãy vẽ lực cản của không khí hoặc nước tác dụng lên các vật trong các trường hợp được mô tả trong Hình 12P.1.1663749488114.png

Lời giải:
1663749480921.png

Bài 3:
Một con cá hề (Hình 12P.2) đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản [imath]F = 0,65v[/imath] ([imath]v[/imath] là tốc độ tức thời tính theo đơn vị [imath]m/s[/imath]). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ [imath]6 m/s[/imath], giả sử con cá bơi theo phương ngang.1663749475889.png

Lời giải:

Lực cản tác dụng lên con cá khi nó bơi với tốc độ [imath]6 m/s: F = 0,65.6 = 3,9 N[/imath]

Lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ trên phải ít nhất bằng lực cản tác dụng lên con cá, tức là lực tối thiểu có độ lớn bằng [imath]3,9 N.[/imath]


------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Giải SBT
A.Trắc nghiệm
Bài 12.1:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?

A. Một chiếc ca nô đang neo đậu tại bến.

B. Bạn An đang tập bơi.

C. Một khúc gỗ đang trôi theo dòng nước chảy nhẹ.

D. Một vật đang nằm lơ lửng cân bằng trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B


A – ca nô chịu lực đẩy của nước.

B – An chịu lực cản của nước.

C – khúc gỗ chịu tác dụng lực đẩy của nước.

D – vật chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes và trọng lực, hai lực cân bằng nhau.


Bài 12.2:
Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để:

A. giảm thiểu lực cản.

B. đẹp mắt.

C. tiết kiệm chi phí chế tạo.

D. tăng thể tích khoang chứa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A


Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để làm giảm thiểu lực cản. Đó chính là hình dạng khí động học.

Bài 12.3:
Hình dạng nào của vật cho lực cản nhỏ nhất?

A. Khối cầu.

B. Hình dạng khí động học.

C. Khối lập phương.

D. Khối trụ dài.


Lời giải:


Đáp án đúng là: B

Vật có hình dạng khí động học sẽ chịu tác dụng lực cản nhỏ nhất.

Bài 12.4:
Chọn phát biểu đúng.

A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.

B. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật.

C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.

D. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả từ trạng thái nghỉ trong không khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D


A – sai vì độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.

B – sai vì độ lớn lực cản phụ thuộc vào tốc độ của vật.

C – sai vì vật đi càng nhanh thì lực cản không khí càng lớn.

D – đúng vì tờ giấy để phẳng chịu lực cản không khí lớn hơn rất nhiều so với hòn đá.
 

Attachments

  • 1664030168495.png
    1664030168495.png
    30.5 KB · Đọc: 0
  • 1664030306025.png
    1664030306025.png
    28.6 KB · Đọc: 0
  • 1664030386447.png
    1664030386447.png
    35.4 KB · Đọc: 0
  • 1664030492299.png
    1664030492299.png
    28.5 KB · Đọc: 1
  • 1664030683085.png
    1664030683085.png
    12.7 KB · Đọc: 1

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
B.Tự luận
Bài 12.1:

Hình 12.1 biểu diễn các lực tác dụng lên quả tennis đang rơi thẳng đứng. Hãy cho biết lực [imath]\overrightarrow{D}[/imath] là lực gì. Cho m = 56 g, hãy tính gia tốc của quả tennis.1664033570773.png

Lời giải:

Lực [imath]\overrightarrow{D}[/imath] là lực cản của không khí, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Theo định luật II Newton, gia tốc của vật có hướng theo chiều dương chuyển động,

có độ lớn là [imath]a=\dfrac{m.g-D}{m}=14,3m/s^{2}[/imath]


Bài 12.2: Xét một viên bi có khối lượng m đang rơi trong không khí. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên bi đang rơi đều.

Lời giải:


Khi viên bi rơi đều thì lực cản không khí và trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau. Hai lực này cân bằng.
1664033577679.png

Bài 12.3: Một số loài chim khi di cư xa thường bay thành từng đàn có hình góc nhọn. Tại sao lại có sự sắp xếp như vậy?

Lời giải:

Con chim khỏe nhất sẽ bay trước. Không khí trườn quanh thân của chim đầu đàn sẽ giúp giảm lực cản của không khí tác dụng lên các con chim bay phía sau. Khi đàn chim bay theo góc nhọn, trong giới hạn của góc này, các con chim trong đàn bay được dễ dàng về phía trước.

Bài 12.4:
Một hòn đá được thả rơi vào chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, người ta quan sát thấy hòn đá chuyển động thẳng đều. Khi đó, các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như Hình 12.3. Hình 12.3 đã biểu diễn đủ các lực tác dụng lên vật chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung và tính độ lớn của lực còn thiếu.1664033584601.png

Lời giải:
Hình 12.3 còn thiếu lực cản của nước:
Khi hòn đá chuyển động thẳng đều:
[imath]F_c=P-F_A=2N[/imath]
1664033594406.png

Bài 12.5: Hãy giải thích tại sao khi xét chuyển động rơi của vật, trong nhiều trường hợp ta chỉ xét tác dụng của trọng lực và lực cản không khí, có thể bỏ qua lực nâng của không khí. So sánh lực nâng của không khí và trọng lượng của một viên bi làm từ lithium nguyên chất để rút ra kết luận. Biết lực nâng của không khí có biểu thức tương tự lực nâng của nước, khối lượng riêng của không khí ở [imath]20^{\circ}C[/imath] là [imath]1,20 kg/m^3[/imath], khối lượng riêng của lithium là [imath]530 kg/m^3[/imath]. Tại sao lại chọn lithium là vật liệu so sánh?

Lời giải:

Ta có: [imath]\dfrac{F_{kk}}{P}=\dfrac{\rho _{kk}}{\rho _{Li}}=2,3.10^{-3}[/imath]

Ở điều kiện bình thường, lực nâng của không khí rất nhỏ so với trọng lượng của vật nên ta có thể bỏ qua.

Chọn lithium là vật liệu so sánh vì cho tới hiện tại, lithium là kim loại nhẹ nhất.
 
Top Bottom