Bài 11

K

kute_kute2101

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Giải thích tại sao khi muối dưa vào rau cải, lúc đầu rau quắt lại, sau vài ngày lại trương to lên?
2. Tại sao mơ ngâm đường, một thời gian sau cả mơ và đường đều có vị chua ngọt?
3. Tại sau rau muống chẻ ngâm nước lại bị cong lên?
4 Làm thế nào để xào rau muống không bị quắt mà vẫn xanh giòn?
5. Cho một tế bào động vật và một tế bào thực vật vào một giọt nước trên một phiến kính, một lúc sau đem quan sát trên kính hiển vi. Điều gì sẽ xảy ra với mỗi tế bào?
6. Tại sao tế bào hồng cầu người và các tế bào khác trong cơ thể người lại ko bị vỡ???
Giúp mình nhanh nhanh nhé các ban! Tuần sau mình kiểm tra cái nè rồi đó.:(
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's
C

cuncon_baby

Câu 1[:Lúc đầu là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan bên trong nên xảy ra hiện tương co nguyên sinh: nước từ trong rau cải đi ra ngoài , làm cho rau quắt lại. Sau 1 thời gian thì nồng độ của tế bào rau bằng nồng độ môi trg bên ngoài (do vk lactic hoạt động tạo quá nhìu axit , độ pH giảm sẽ ức chế vk lactic hoạt động, tạo cơ hội cho các loại nấm sợi ( có màu trắng)hoạt động làm tăng độ pH, các vk khác sẽ hoạt động , chất hữu cơ sẽ bị oxi hóa thành nước và CO2, làm giảm nồng độ chất tan) nên xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh: nước sẽ đi từ ngoài vào trong, làm cho rau lại to lên.
Vì thế k nên để dưa muối lâu ngày sẽ bị hỏng do các vk khác hoạt động.

Câu 3: Khi ngâm rau muống vào nước (môi trường nhược trương), do nồng độ chất tan bên trong tế bào rau muống cao hơn bên ngoài nên nước sẽ thẩm thấu vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên.
Mặt khác, bao quanh bên ngoài cây rau muống là lớp cutin chống thấm nước nên các tế bào "vỏ" phía bên ngoài ko bị thấm nước, trong khi đó các tế bào bên trong ruột cây rau muống hút nước và trương lên làm cho cây rau muống chẻ bị hiện tượng cong từ trong ra ngoài

Câu 4:Nên xào riêng từng ít rau một, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau bị cháy ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào. Như vậy rau sẽ ko bị quắt lại, vẫn giòn ngon.

Câu 6Không phải là tế bào hồng cầu không bị vỡ đâu mà tế bào hồng cầu sẽ được phá hủy khi già. Hồng cầu phải đc phá hủy khi già vì chúng ko phân chia do ko có nhân và lưới nội chất hạt, chúng ko thể tạo enzim mới hay các protein cấu trúc.
Còn với các tế bào khác: Tế bào bạch cầu có thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào
Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vị sợi (actin), sợi trung gian. Cả sợi actin và sợi trung gian đều được néo chặt vào protein gắn ở phía trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt động như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào, còn sợi actin xác định hình dạng tế bào.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Azure Đỗ
Top Bottom