Sử 11 Bài 1 Nhật Bản

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau chiến tranh thế giới thứ I, Nhật là nước thắng trận nhưng tài nguyên quá èo uột, dù chiếm thêm các thuộc địa của Đức trong chiến tranh TG I vẫn chưa đủ. Và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gõ cửa nước Nhật.
- Vốn là một nước có truyền thống quân phiệt từ trước, đứng trước tình thế khủng hoảng đó, các tổ chức quân phiệt càng có cơ hội hoạt động mạnh,gây các vụ lật đổ để leo lên nắm quyền lãnh đạo Nhật để xây dựng cái gọi là Đại Đông Á, mà bản chất là thông tính các nước châu Á để cung cấp nguyên liệu và thị trường cho Nhật.

Đông cơ chính để Nhật đi con đường phát xít bắt nguồn từ kinh tế:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 buộc các nước tìm con đường thoát khỏi khủng hoảng.
- Không thế bằng con đường cải cách như Mĩ,Anh,Pháp vốn là những nước giàu có, nhiều thuộc địa, Nhật chỉ còn cách dùng con đường phản động để vượt qua khủng hoảng. Lại thêm đặc thù ở mỗi nước: Nhật có truyền thống quân phiệt => đi đến con đường phát xít hóa đất nước.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Vì sao Nhậ̣̣t Bản vươn lên trở thành đế́ quố́́́́́c ở Châu Á

Nhật có chính quyền mạnh mẽ theo hướng "quân phiệt hóa" bộ máy nhà nước, đề cao tinh thần võ sĩ đạo với những người có tư tưởng đổi mới táo bạo. Nhật tận dụng tốt những thành tựu kinh tế (có mầm mống tư bản chủ nghĩa từ trước) để phát triển, mạnh nhất là công nghiệp và quân đội
 

Nguyễn Thiên Trang

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng năm 2017
139
61
71
19
Quảng Nam
THCS

- Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Âu- Mĩ, một loạt các nước châu Á bị biến thành thuộc địa. Nhật Bản cũng không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa…

- Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước.

+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường… cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn…

+ Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học…

+ Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.

- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa trở thành đế quốc ở châu á
p:s: đúng ko sai nha..tìm hiểu kĩ rồi :)
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom