Không biết các bạn đã nhập học hết chưa nhỉ, đã quen với môi trường mới chưa, đã đọc bài nào trong cuốn SGK Sử 9 chưa nhỉ? Như đúng hẹn, ngày 28/08 bài tổng hợp kiến thức Sử 9 đầu tiên sẽ được "trình làng". Các bạn có thể tham khảo tài liệu này của chúng mình để chuẩn bị bài mới hoặc ôn lại bài trên lớp đều được hết.
Như đã nói trong topic này, bài hôm nay sẽ có 2 phần:
Kiến thức cơ bản SGK dưới dạng Sơ đồ tư duy
Đề ôn trắc nghiệm (cập nhật sau 2 ngày, áp dụng với tất cả các bài, có thay đổi sẽ thông báo trực tiếp tại topic)
PHẦN 1 - Chương 1 - Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
Một số lưu ý:
Tài liệu này do TMod @Cự Giải 2k6 biên soạn dựa trên SGK và phân phối chương trình mới nhất, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hội thoại cá nhân để được giải đáp
Tài liệu này và tất cả các tài liệu thuộc phần Tổng ôn kiến thức chỉ đăng tải trên HMF, vui lòng không đăng tải lại tại bất kì nơi nào khác ngoài HMF dưới mọi hình thức.
Do ngày hôm qua mình có việc đột xuất nên không thể đăng bài ôn trắc nghiệm như đã hẹn, vậy nên ngày hôm nay mình xin gửi tới các bạn các câu hỏi trắc nghiệm mà mình tổng hợp được
Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
D. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 2. Chiến tranh đã làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại bao nhiêu năm?
A. 5 năm
B. 7 năm
C. 10 năm
D. 20 năm
Câu 3. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:
A. Phát triển nền công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.
D. Phát triển công nghiệp nặng.
Câu 4.Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 5. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 6. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã:
A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mỹ và các nước đồng minh
C. Chứng tỏ khoa học quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đạt tới đỉnh cao
D. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử
Câu 8.Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng và hoà bình thế giới?
A. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ
B. Chính phủ Liên Xô có nhiều chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực.
C. Tới nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ)
D. Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
Câu 9. Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ:
A. Vị trí địa lý phía Đông Châu Âu
B. Các nước xã hội chủ nghĩa
C. Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích:
A. Xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Âu.
B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.
C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.
D. B và C đều đúng.
Câu 11. Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế. Câu 12. Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là:
A. Các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. Khối SEV được thành lập.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 13.Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới
Câu 14.Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất:
A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
1. A
2. C
3. D
4. C
5. D
6. C
7. A
8. A
9. D
10. B
11. D
12. B
13. D
14. D
Từ bài sau trở đi, đáp án sẽ được mình cập nhật sau khi đăng bài trắc nghiệm 1 ngày. Mình sẽ đăng trực tiếp vào bài trắc nghiệm chứ không đăng thành bài mới nha.