CLB lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (P1)

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các bạn

Như chúng ta đã biết, để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, biết bao nhiêu chiến sĩ, anh hùng đã phải đổ xương máu, đã phải ngã xuống để giữ từng tấc đất quê hương. Đặc biệt, trong thời kì kháng chiến, vị trí Lãnh đạo có vai trò tiên quyết, vô cùng đặc biệt, có ảnh hưởng lớn tới chiến thắng của cả 1 đội quân. Và người đã lãnh đạo quân đội ta qua những tháng năm chiến tranh khốc liệt ấy, không ai khác, đó chính là Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Để có được đường lối cách mạng đúng đắn, Bác đã có nhiều năm đi ra nước ngoài để học hỏi và sau đó đem về dân tộc. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về quá trình “ra đi tìm đường cứu nước” của Bác nhé.



Thời kỳ 1911-1919

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseille, Pháp. Ở Pháp một thời gian, sau đó Nguyễn Tất Thành qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912 - cuối 1913), ông đến nước Anh cho đến cuối năm 1916. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.



Thời kỳ ở Pháp


Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris (Nhà Bác ở từ 1921-1923)

Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Đông Dương, chụp tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp họp tại Marseille năm 1921.

Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Mỹ Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai gọi tên mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó.
Trong khi đó, tại nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Lenin đã ban hành sắc lệnh quy định về sự bình đẳng giữa các dân tộc, trao trả độc lập cho các thuộc địa của Đế quốc Nga cũ. Điều này đã đẩy niềm tin của Nguyễn Tất Thành sang chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.

QxR2OMCVcuDeCICG8EAooTfHibiGK_Tq-HnKdCTVDxGbn929TuvUeJGU_aR9VxQYFYNsKIFdMuiJX7D2j0pJjX7ySUC_pOAvwKDhoZ4Zk1V2aKB_oV3ufSyyMBx2ozWHNAujeqXO

Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp do ông viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.


Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất


Nguyễn Ái Quốc, chụp tại Liên Xô năm 1923.

Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 6 năm 1923, ông đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, được đào tạo chính quy về Chủ nghĩa Marx. Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Năm 1924, tại thành phố Moskva, Nguyễn Ái Quốc viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Tuy nhiên, một số người trong Quốc tế Cộng sản không quan tâm tới quan điểm này của Nguyễn Ái Quốc, họ cho rằng đường lối của ông trái nghị quyết của Quốc tế cộng sản khi đó.

Như vậy là đã kết thúc phần 1 rồi. Phần 2 sẽ sớm được đăng trong 1 vài ngày sắp tới.


Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc topic.
 
Top Bottom