CLB lịch sử Bác Hồ đụng độ phát xít Italia, cuộc sống khổ cực của nhân dân Italia

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau Hội nghị ít lâu, Bác đi Thuỵ Sĩ, sang Ý để dần dà đi về Tổ quốc.
* Thuỵ Sĩ và một nước nhỏ, chỉ rộng hơn 41.000 cây số vuông, với hơn năm triệu dân. Vì ở vào giữa ba nước Pháp, Đức, Ý, cho nên người Thụy Sĩ nào cũng biết ba thứ tiếng; nói chung thì trình độ văn hoá khá cao. Phong cảnh rất đẹp; có núi Anpơ cao hơn 4.000 thước và tuyết phủ suốt đời. Có hồ Giơnevơ mênh mông, dài 70 cây số, rộng 12 cây số, sâu hơn 300 thước v.v.. Mỗi năm có hàng chục vạn người nước ngoài đến thăm; “lữ hành” là một nguồn lợi lớn, được coi như một ngành công nghiệp.
Hồi đó, nước Ý đang bị bọn phát xít Mútxôlini thống trị. (Mútxôlini cướp chính quyền năm 1922, bị nhân dân xử tử năm 1945). Ở các hiệu buôn, các trường học, các cơ quan, các nhà tù, hai bên đường... nơi nào cũng treo ảnh Mútxôlini với những áo mũ khác nhau. Khi thì như đô đốc hải quân. Khi thì như đại nguyên soái. Khi thì như tổng tư lệnh không quân. Khi thì như quận công - thủ lĩnh tối cao của đảng phát xít... Nhưng bộ mặt vênh vang dễ ghét thì bao giờ cũng không thay đổi.
Khi Bác xin giấy phép đi qua nước Ý, cơ quan phát xít hỏi nhiều câu lôi thôi. Đến biên giới, công an biên phòng phát xít giở xem quyển “tự điển chống cộng quốc tế”, dày khoảng 2.000 trang, ghi tên tuổi những người cách mạng các nước, từ chữ A đến Z. Không thấy tên mới của Bác trong đó, chúng chào lễ phép và nói: “Mời ông cứ đi!”.
Đến phía bắc nước Ý, Bác ghé nào xem hội chợ ở Milan, một thành phố buôn bán phồn thịnh nhất nước Ý. Ở đó có một các tháp cao, ai muốn lên tháp xem phong cảnh chung quanh, thì phải mua vé. Bác chào ông cụ già gác tháp và hỏi bằng tiếng Ý: “Sao cụ, đời sống thế nào?”. Nhìn trước nhìn sau không có ai, ông cụ thở dài và nói: “Ôi, khổ lắm ông ạ! Biết bao giờ sẽ chấm dứt chế độ này…!”.
Khi đi xem phong cảnh thủ đô Rôm, Bác bị hỏi giấy và bị đưa về Sở Công an. Cũng nhờ bị bắt mà Bác hiểu thêm cách thống trị của phát xít. Trên các đường phố cứ cách độ 100 thước, thì có một tên mật thám. Cách 500 thước thì có một tên tổ trưởng mật thám. Tên mật thám hỏi giấy và bắt Bác hầu như mù chữ. Tại Sở mật thám, chúng ra vẻ lễ độ. Tên trưởng phòng đứng dậy bắt tay Bác, mời Bác ngồi và mời Bác hút thuốc, rồi hỏi những câu bâng quơ. Người ít kinh nghiệm thì dễ rơi vào cạm bẫy của chúng...
Rôm là một thủ đô khá đẹp, với khoảng hai triệu nhân dân, có nhiều di tích lịch sử gần 8.000 năm. Hầu như đường phố nào cũng có một nhà thờ công giáo hoặc to, hoặc nhỏ. Thành phố xa hoa nhộn nhịp, “ngựa xe như nước, áo quần như nên”. Nhưng người thường dân thì cực khổ, vì giá sinh hoạt đắt đỏ và thuế khoá nặng nề. Ngủ khách sạn một đêm cũng phải nộp thuế. Ăn một đĩa súp cũng phải nộp thuế. Đi xem chiếu bóng cũng phải nộp thuế. Một bạn công nhân Ý nói khẽ với Bác: “Người Ý từ lúc còn ở trong bụng mẹ cho đến sau khi vào quan tài, động một chút là phải nộp thuế!”.
* Bên cạnh Rôm có thành phố Vatican - là cung điện Giáo hoàng, đại bản doanh của đạo Thiên chúa. Ở đó có nhiều nhà thờ và lâu đài rất nguy nga đồ sộ. Bộ đội của Giáo hoàng canh gác nơi đây vẫn ăn mặc như lính phong kiến cách đây hơn 300 năm, khi nhà thờ đòi đốt sống ông Galilê nếu ông không chịu bỏ cái lý thuyết rằng quả đất xoay vần. Rất đông khách nước ngoài đến xem Vatican, nhất là những ngày có cúng lễ lớn thì có đến hàng chục vạn người. Dân cư chính cống ở thành phố này không đầy 1.000 người, số đông là nhân viên của toà thánh. Viện bảo tàng có trưng bày những gông cùm mà trước đây nhà thờ dùng để phạt những người dân thiếu thuế, thiếu nợ. Có một cái guồng xe như cái đu tiên, người ta trói ngửa người bị phạt vào đó, cột chặt mình mẩy và chân tay vào guồng xe, rồi vừa đánh vừa quay tít thò lò…!

Trích "Vừa đi đường vừa kể chuyện", T.Lan

FB_IMG_1568189906947.jpg
 
Top Bottom