- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


"...Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im..."
(Đất nước tôi- Tạ Hữu Yên)
Những ngày này, lòng tôi hướng về Quảng Trị- mảnh đất đã oằn mình trong mưa bom, bão đạn những năm tháng chiến tranh ác liệt. Năm 1954, hiệp định Giơnevo về Đông Dương được kí kết. Vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương- sông Bến Hải) trở thành nơi chia cắt hai miền Nam- Bắc. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Mĩ. Năm 1972, trong khuôn khổ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ cho quân ào ạt tấn công vào Quảng Trị. Quân và dân ở đây đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Thành cổ Quảng Trị hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù. Mẹ Thạch Hãn quặn đau, rên xiết khi ôm vào lòng thi hài của những người lính đương tuổi xuân xanh. Thế nhưng, ý chí quật cường của con người nơi đây vẫn không bị dập tắt. Cha anh ta đã từng viết nên những trang sử vàng chói lọi chính tại mảnh đất kiên cường này. Để rồi cùng với chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm giữ trời Hà Nội, chúng ta đã buộc Mĩ đặt bút kí vào Hiệp định Pari, chính thức thừa nhận thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo thế và lực để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Lịch sử đã qua là những chiến công oanh liệt, những bài ca đẹp về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước đi mãi cùng năm tháng. Thế nhưng, ngày hôm nay, tôi vẫn muốn dành sự tri ân sâu sắc nhất cho những người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ chính là những người đã góp phần làm nên nước Việt của hôm nay!
Thành kính! ❤
Tác giả: Tiểu Phong (NVNA)

Các anh không về mình mẹ lặng im..."
(Đất nước tôi- Tạ Hữu Yên)
Những ngày này, lòng tôi hướng về Quảng Trị- mảnh đất đã oằn mình trong mưa bom, bão đạn những năm tháng chiến tranh ác liệt. Năm 1954, hiệp định Giơnevo về Đông Dương được kí kết. Vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương- sông Bến Hải) trở thành nơi chia cắt hai miền Nam- Bắc. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Mĩ. Năm 1972, trong khuôn khổ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ cho quân ào ạt tấn công vào Quảng Trị. Quân và dân ở đây đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Thành cổ Quảng Trị hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù. Mẹ Thạch Hãn quặn đau, rên xiết khi ôm vào lòng thi hài của những người lính đương tuổi xuân xanh. Thế nhưng, ý chí quật cường của con người nơi đây vẫn không bị dập tắt. Cha anh ta đã từng viết nên những trang sử vàng chói lọi chính tại mảnh đất kiên cường này. Để rồi cùng với chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm giữ trời Hà Nội, chúng ta đã buộc Mĩ đặt bút kí vào Hiệp định Pari, chính thức thừa nhận thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo thế và lực để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Lịch sử đã qua là những chiến công oanh liệt, những bài ca đẹp về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước đi mãi cùng năm tháng. Thế nhưng, ngày hôm nay, tôi vẫn muốn dành sự tri ân sâu sắc nhất cho những người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ chính là những người đã góp phần làm nên nước Việt của hôm nay!
Thành kính! ❤
Tác giả: Tiểu Phong (NVNA)
