Hóa 11 Axitcacbonxylic

Monokuma

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2018
40
3
21
20
TP Hồ Chí Minh
Thcs âu lạc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
So sánh
a) Nhiệt độ sôi axit axetic và rượu etylic
b) Tính axit giữa axit formic, axit axetic, axit acrylic
Câu 4
Viết pt phản ứng để chứng tỏ
a) Axit axetic mạnh hơn axit cacbonic
b) axit axetic yếu hơn axit sunfuric
(MONG CÁC BẠN GIÚP ĐỠ)
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
28
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Câu 1: Nhiệt độ sôi của axit axetic > rượu etylic vì liên kết hidro của axit bền hơn.
b. Tính axit: HCOOH > CH2=CH-COOH > CH3COOH
Vì nhóm CH2=CH- gây hiệu ứng - I, +C (-I <+C) => đẩy e làm tăng mật độ e trên O-H/COOH => Liên kết O-H kém phân cực hơn.
Gốc CH3- gây hiệu ứng +I => đẩy e làm cho liên kết O-H/COOH kém phân cưc hơn
H- trong HCOOH có hiệu ứng I = 0
Câu 4.
2CH3COOH + Na2CO3 ---> 2CH3COONa + CO2 + H2O
2CH3COONa + H2SO4 ----> 2CH3COOH + Na2SO4
 
Last edited:

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Câu 1: Nhiệt độ sôi của axit axetic > rượu etylic vì liên kết hidro của axit bền hơn.
b. Tính axit: CH2=CH-COOH > HCOOH > CH3COOH
Vì nhóm CH2=CH- gây hiệu ứng -I, -C => hút e làm cho liên kết O-H/COOH phân cực hơn
Gốc CH3- gây hiệu ứng +I => đẩy e làm cho liên kết O-H/COOH kém phân cưc hơn
Câu 4.
2CH3COOH + Na2CO3 ---> 2CH3COONa + CO2 + H2O
2CH3COONa + H2SO4 ----> 2CH3COOH + Na2SO4
Em tưởng axit formic phải mạnh hơn axit acrylic chứ ạ,
pKa HCOOH = 3,76
pKa CH2=CH-COOH = 4,26
Trong HCOOH thì H có I = 0 và C = 0 -> Mật độ electron liên kết O-H/COOH chỉ bị ảnh hưởng bởi hệ liên hợp (O-C-O).
Tuy nhiên, đối với CH2=CH-COOH thì hệ liên hợp còn mở rộng qua nhóm CH2=CH-, nhóm này đưa đôi electron π tham gia vào hệ liên hợp hướng về phía C=O (độ âm điện cao hơn), và nhóm vinyl có hiệu ứng liên hợp dương (+C hoặc +M)
Kết quả là mật độ electron liên kết O-H/COOH sẽ bị ảnh hưởng bởi sự dồn electron ở nhóm CH2=CH- vào hệ liên hợp và làm mật độ electron liên kết O-H/COOH của CH2=CH-COOH lớn hơn của HCOOH, dẫn tới tính axit CH2=CH-COOH < HCOOH
 
  • Like
Reactions: Tâm Hoàng

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
28
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Em tưởng axit formic phải mạnh hơn axit acrylic chứ ạ,
pKa HCOOH = 3,76
pKa CH2=CH-COOH = 4,26
Trong HCOOH thì H có I = 0 và C = 0 -> Mật độ electron liên kết O-H/COOH chỉ bị ảnh hưởng bởi hệ liên hợp (O-C-O).
Tuy nhiên, đối với CH2=CH-COOH thì hệ liên hợp còn mở rộng qua nhóm CH2=CH-, nhóm này đưa đôi electron π tham gia vào hệ liên hợp hướng về phía C=O (độ âm điện cao hơn), và nhóm vinyl có hiệu ứng liên hợp dương (+C hoặc +M)
Kết quả là mật độ electron liên kết O-H/COOH sẽ bị ảnh hưởng bởi sự dồn electron ở nhóm CH2=CH- vào hệ liên hợp và làm mật độ electron liên kết O-H/COOH của CH2=CH-COOH lớn hơn của HCOOH, dẫn tới tính axit CH2=CH-COOH < HCOOH
Chị tách riêng từng gốc CH3-, H-, CH2=CH- nên chỉ xét gốc CH2=CH- có hiệu ứng I, -C mà không để nó vào công thức CH2=CH-COOH nên không tính đến trường hợp tạo hiệu ứng liên hợp âm (+C) với nhóm C=O/COOH nên mới dẫn đến kết quả trên.
Cảm ơn em nhiều nhé.
 
  • Like
Reactions: Isla Chemistry
Top Bottom