Hóa 11 Axit Nitric

quynh_anh06

Học sinh
Thành viên
22 Tháng mười một 2019
107
98
46
18
Thái Nguyên
HMF
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 11,2 gam sắt phản ứng với HNO3 đặc nóng dư thì thu được dung dịch A và V lít khí hỗn hợp B gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với hiđrô bằng 21
lấy dung dịch A phản ứng với 700 ml dung dịch KOH 1M thì thu được kết tủa lớn nhất Tính khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu.
2. Hỗn hợp X gồm Al và Fe.
Thí nghiệm I: cho 11 gam hỗn hợp X vào 200ml dung dịch HNO3 thu được 4,928 lít NO
Thí nghiệm II: cho 11 gam hỗn hợp X vào 400 ml dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO
1. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X
2. Thêm 200 ml dung dịch H2SO4 2M vào dung dịch sau phản ứng thì ở thí nghiệm II (dung dịch Y). Hãy cho biết dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam CU
biết rằng trong các phản ứng xảy ra NO3- bị khử duy nhất thành NO
3. Cho 15,2 g hỗn hợp Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 3,2 g và 8,96l khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất thoát ra ở đktc)
Để hòa tan hết 15,2 g hỗn hợp kim loại trên cần tối thiểu bao nhiêu lít dung dịch HNO3 biết rằng phản ứng tạo ra ra NO2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Anh chị giúp em với ạ, em cảm ơn nhiều
 

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
1. Cho 11,2 gam sắt phản ứng với HNO3 đặc nóng dư thì thu được dung dịch A và V lít khí hỗn hợp B gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với hiđrô bằng 21
lấy dung dịch A phản ứng với 700 ml dung dịch KOH 1M thì thu được kết tủa lớn nhất Tính khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu.
nFe = 0,2 mol
=> $nFe^{3+}$ = 0 2 mol
nOH- = 0,7 mol => nH+ dư = 0,7 - 0,2 . 3 = 0,1 mol
Đặt nNO = a ; nNO2 = b
3a + b = 0,6 mol
$\frac{30a + 46b}{a +b}$ = 42

=> a = 0,1 mol , b = 0,3 mol
=> nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 + nH+ dư = 4. 0,1 + 2 . 0,3 + 0,1 = 1,1 mol => m = 69,3 g
2. Hỗn hợp X gồm Al và Fe.
Thí nghiệm I: cho 11 gam hỗn hợp X vào 200ml dung dịch HNO3 thu được 4,928 lít NO
Thí nghiệm II: cho 11 gam hỗn hợp X vào 400 ml dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO
1. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X
2. Thêm 200 ml dung dịch H2SO4 2M vào dung dịch sau phản ứng thì ở thí nghiệm II (dung dịch Y). Hãy cho biết dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam CU
biết rằng trong các phản ứng xảy ra NO3- bị khử duy nhất thành NO
1,
Do nHNO3 ở tn2 gấp đôi ở tn1 mà 2nNO (1) = 0,22 .2 = 0,44 > nNO(2) = 0,3 => ở tn2 HNO3 dư

nHNO3 = 4nNO ( tính theo TH thiếu ) = 4 . 0,22 = 0,88 => C M = 0,88 / 0,2 = 4,4 M

Lập hệ => nAl = 0,2 ; nFe = 0,1 => C% Al , Fe
2, Dung dịch Y gồm : $H^+$ : 0,56 mol ; $Al^{3+}$ : 0,2 mol ; $Fe^{3+}$ : 0,1 ; $NO_3^-$ : 1,46
Thêm $H_2SO_4$ => $nH^+$ = 0,56 + 0,8 = 1,36 mol

$3Cu + 8H^+ + 2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O$
=> nCu = 0,375 . 1,36 = 0,51 mol
$Cu + 2Fe^{3+} \rightarrow Cu^{2+} + 2Fe^{2+} $
=> nCu = 0,05

=> nCu max = 0,51 + 0,05 = 0,56 mol => mCu = 35,84 g

3. Cho 15,2 g hỗn hợp Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 3,2 g và 8,96l khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất thoát ra ở đktc)
Để hòa tan hết 15,2 g hỗn hợp kim loại trên cần tối thiểu bao nhiêu lít dung dịch HNO3 biết rằng phản ứng tạo ra ra NO2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
m kim loại phản ứng = 15,2 - 3,2 = 12 g

nFe = a ; nCu ( phản ứng ) = b
=> 2a + 2b = 0,4

56a + 64b = 12

=> a = 0,1 ; b = 0,1
=> hh đầu có 0,1 mol Fe và 0,15 mol Cu

$Fe + 6H^+ + 3NO_3^- \rightarrow Fe^{3+} + 3NO_2 + 3H_2O $

=> nH+ = 0,6 mol (1)

$2Fe^{3+} + Cu \rightarrow 2Fe^{2+} + Cu^{2+} $

=> nCu phản ứng = 0,05 => nCu dư = 0,1

$Cu + 4H^+ + 2NO_3^- \rightarrow Cu^{2+} + 2NO_2 + 2H_2O$
=> nH+ = 0,4 mol (2)

(1) + (2) => nH+ ít nhất cần dùng = 0,4 + 0,6 = 1 mol => V $HNO_3$ = 1 lít

Có gì thắc mắc em hỏi bên dưới nhé :D
 
Top Bottom