Áp suất chất lỏng

A

ayakyoushi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thủy ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước có độ cao h1=3cm, đổ vào nhánh B một cột dài có h2=5cm. Tìm độ chênh lệch mức thủy ngân ở 2 nhánh A và B cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/cm3, trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3

(viết tóm tắt đề bài và trình bày cụ thể)
 
M

maimailabaoxa01

Đề có sai không vậy bạn?:confused::confused::confused: Theo mình nghĩ là thế này, có gì sai bạn thông cảm:
Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thủy ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước có độ cao h1=30cm, đổ vào nhánh B một cột dài có h2=5cm. Tìm độ chênh lệch mức thủy ngân ở 2 nhánh A và B cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/cm3, trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3

(viết tóm tắt đề bài và trình bày cụ thể)
 
M

maimailabaoxa01

Đề cho: h1=30cm; h2=5cm; dn=10000N/[TEX]m^3[/TEX]
dd=8000N/[TEX]m^3[/TEX]; dtn=136000N/[TEX]m^3[/TEX]
(trong đó dn, dd, dtn lần lượt là trọng lượng riêng của nước, dầu và thủy ngân)
Do dn>dd và h1>h2 nên mực thủy ngân ở nhánh B cao hơn nhánh A một lượng x
Gọi M là điểm nằm trên mặt phân cách giữa thủy ngân và nước ở cột A, N là điểm ở cột B có cùng độ cao với điểm M ở cột A. Ta có:
Áp suất trong lòng thủy ngân tại hai điểm có cùng độ cao tại M và N là bằng nhau
pM=pN \Rightarrow dn.h1=dd.h2+dtn.x
\Rightarrow 10000.30=8000.5+136000.x
\Rightarrow x=1,91 cm
Vậy độ chênh lệch mức thủy ngân ở hai nhánh A và B là 1,91 cm

Mình đã từng làm bài này rồi nên mình mới nghĩ bạn sai đề.:khi (58)::khi (58)::khi (58):
 
G

galaxy98adt

Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thủy ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước có độ cao h1=3cm, đổ vào nhánh B một cột dài có h2=5cm. Tìm độ chênh lệch mức thủy ngân ở 2 nhánh A và B cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/cm3, trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3
Cột chất lỏng ở nhánh B là gì vậy bạn? Mà là cột gì thì cũng tính được, không phải sai đề bài đâu! ;))
Mình xét cột chất lỏng ở nhánh B là dầu.
Áp suất mà cột dầu gây ra ở nhánh B là: $\mathscr P_B = d_d.h_h = 8000.0,05 = 400 (Pa)$
Áp suất mà cột nước gây ra ở nhánh A là: $\mathscr P_A = d_n.h_n = 10000.0,03 = 300 (Pa)$
Ta thấy: $\mathscr P_B > \mathscr P_A$ nên theo nguyên lí bình thông nhau, thủy ngân ở nhánh A sẽ cao hơn thủy ngân ở nhánh B
Ta có hình: Giả sử màu xám là thủy ngân, màu xanh là dầu, màu hồng là nước.
picture.php

Ta xét áp suất từ điểm $h_0$
Ta có: $\mathscr P_{h_0 (A)} = \mathscr P_{h_0 (B)}$
\Rightarrow $d_n.h_n + d_{tn}.h_{tn} = d_d.h_d$
Thay số, ta có: $10000.0,03 + 136000.h_{tn} = 8000.0,05$
\Rightarrow $h_{tn} = \frac{1}{1360} (m)$
Vậy....
 
Top Bottom