Vật lí 8 ÁP SUẤT. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT CHẤT KHÍ

Tín Phạm

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
449
1,696
161
Quảng Ngãi
Thcs Hành Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


ÁP SUẤT. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT CHẤT KHÍ
I - Một số kiến thức cần nhớ:

Áp suất:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
-Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích
bị ép.
-Công thức tính áp suất:
[tex]p= \frac{F}{s}[/tex]
Trong đó:
F : Áp lực (N)
S : Diện tích bị ép (m)
p : Áp suất (N/[tex]m^{2}[/tex])
-Muốn tăng (giảm) áp suất của một vật lên vật khác ta làm giảm (tăng) diện tích của mặt bị ép.
Áp suất chất lỏng:
- Chất lỏng tác dụng áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
-Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h
d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/[tex]m^{3}[/tex])
h: Độ cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng (m)
p : Áp suất chất lỏng (N/[tex]m^{2}[/tex])
-Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Áp suất khí quyển:
-Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- Trái Đất được bao bọc một lớp không khí dày hàng ngàn kilomet, gọi là khí quyển.
- Không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
-Áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tô - ri - xe - li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
- Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó.
II- Bài tập
1.Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m3 . Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
Lời giải:
- Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là 76 cmHg
P = d.h = 136 000. 0,76 = 103 360 N/m2
Ta có p= F/S => F = p.S = 165 376 (N)
- Người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau.
2.Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2 ?
Lời giải:
- Áp suất xe tăng tác dụng lên mặt đường
p1 = [tex]\frac{F1}{s1}[/tex] = [tex]\frac{26000}{1,3}[/tex]= 20 000N/m2
- Áp suất của người tác dụng lên mặt đường
p2 = [tex]\frac{F2}{s2}[/tex]= [tex]\frac{450}{0,02}[/tex] = 22 500N/m2
Vậy áp suất của người tác dụng lên mặt đường là lớn hơn áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường.
3. Tính áp suất do ngón tay gây ra ấn lên cái kim, nếu sức ép bằng 3N và diện tích của mũi kim là 0,0003cm2
Lời giải:
Áp suất do ngón tay gây ra:
p= [tex]\frac{F}{s}[/tex]= [tex]\frac{3}{3.10^{-8}}=100000000N/m^{2}[/tex]
4. Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là 100 000 N/m2. Tính diện tích tối thiểu của móng.
Lời giải:
m = 120 tấn = 120 000kg
Trọng lượng của nhà gạch là:
P=10.m=10.120 000=1 200 000 N
Mà P=F= 1 200 000N
Theo công thức p= [tex]\frac{F}{s}[/tex]⇒S= [tex]\frac{F}{p}[/tex]= [tex]\frac{1 200 000}{100 000}[/tex]=12[tex]m^{2}[/tex]
 
Last edited:
Top Bottom