Kỹ năng Áp lực của trẻ, bố mẹ hiểu được mấy phần?

NgocLiu309

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng tư 2022
7
15
6
22
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Yêu cầu quá nhiều, kỳ vọng quá cao, răn đe hay khắt khe,... là những “cụm từ” khiến áp lực của trẻ gia tăng ở hiện nay…

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến áp lực của trẻ​

Căng thẳng do học tập, thiếu sự hỗ trợ hoặc môi trường học đường bất ổn, và gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm. Những yếu tố trên là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên.

Áp lực từ việc học tập - nguyên nhân khiến áp lực của trẻ gia tăng mạnh​

“Bố mẹ nghĩ là cứ so sánh nó với đứa khác xong thấy tấm gương ấy nó sẽ học tập theo thì nó sẽ tốt hơn, nhưng thực chất chỉ động đến lòng tự trọng, cảm giác tổn thương về tâm lý làm cho càng học dốt đi” (Học sinh, 13 tuổi, Hà Nội).
Bố mẹ luôn mong muốn con mình giỏi giang và hoàn thiện. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh chưa biết cách động viên con. Phép “so sánh” tưởng chừng chỉ có trong văn vở, nhưng lại được đem ra “ dùng thử” với con mình. Biện pháp này, vô tình động chạm vào lòng tự ái, tự trọng của các em. Vô hình tạo nên vết thương về mặt tâm lý của các con.
Bên cạnh các tác động từ phía gia đình. Nhiều học sinh chịu áp lực học tập từ chính bản thân các em. Khi mà, các em tự đặt cho mình kỳ vọng quá cao và không thực hiện được. Các em sẽ thấy mình kém cỏi, thất bại và hình thành những suy nghĩ tiêu cực.

Áp lực từ chính môi trường học đường​

Không khó để bắt gặp những video bạo lực học đường trên các nền tảng mạng xã hội. Đó là một trong những lý do gây ám ảnh bậc nhất đến tâm lý của các em học sinh. Nhất là những em có tính cách hướng nội.
“Em rất dễ tự ái, nên là khi bị mọi người trêu chọc là ảnh hưởng tâm lý nhất đối với em” (học sinh, 13 tuổi, Hà Nội).
Không chia sẻ với thầy cô, người lớn. Không có bạn bè nào giúp đỡ,... các em chôn mình vào sự sợ hãi, lo sợ mỗi khi đến trường. Hơn thế nữa, tình trạng “bạo lực mạng” cũng đang dần trở thành nguyên nhân phổ biến khiến nhiều học sinh bị áp lực tâm lý.

Áp lực từ trong các mối quan hệ tình cảm​

Các mối quan hệ tình cảm, thường bắt đầu trong môi trường học đường, gây cho trẻ những căng thẳng bởi một mặt trẻ phải giấu diếm cha mẹ và thầy cô giáo – những người sẽ ngăn cấm trẻ. Mặt khác, những đổ vỡ và tình yêu đơn phương mang đến cho trẻ nỗi buồn, trầm cảm và thậm chí đôi khi là ý định và hành vi tự tử.

Vai trò của bố mẹ để xóa bỏ áp lực của trẻ​

Một số đặc điểm của con trẻ khi gặp áp lực​

PGS.TS. Trần Thu Hương cho biết các cách nhận biết con mình đang gặp căng thẳng hay bị sang chấn tâm lý:
  • Cảm xúc của trẻ sẽ được bộc lộ ra đầu tiên. Đó là những cơn giận giữ, những cơn khó chịu, tức giận vô lý.
  • Trẻ sẽ rơi vào trạng thái trầm buồn như: buồn bã, khóc liên tục, rút lui khỏi xã hội, không muốn giao tiếp và kết nối ngay cả với những người bạn thân;
  • Rối loạn giấc ngủ, thường sẽ khó ngủ;
  • Dễ mất cảm giác thèm ăn, từ chối ăn.

Cần làm gì khi các con vào những trường hợp trên?​

Theo dõi và quan tâm các con. Nếu con có một trong những biểu hiện trên, các bậc phụ huynh đừng nên chủ quan hay khó hiểu, gây khó dễ cho các con. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm cơ hội tâm sự, vỗ về và an ủi, cùng con tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề.
Bố mẹ cần cố gắng đặt mình vào vị trí của con để có thể đồng cảm, thấu hiểu con và giữ đúng lời hứa với con. Hãy khen con khi con làm tốt, đừng khiển trách nặng nề mà thay vào đó hãy góp ý từ tốn, chỉ ra điểm các con làm chưa tốt một cách cởi mở.
Các bậc phụ huynh không nên kiểm soát các con quá chặt chẽ trong những mặt cá nhân như: điện thoại, máy tính,... điều này sẽ khiến các con cảm thấy bị trói buộc, ngột ngạt và áp lực. Thay vào đó, hãy khuyên nhủ, dặn dò để các con chủ động trong việc tiếp xúc với các nguồn có chọn lọc trên nền tảng internet.

Cá nhân các em nên làm gì?​

Một số cách để các em có thể chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý đang gặp phải:
  • Chia sẻ vấn đề với bạn bè, thầy cô, gia đình, những người các em tin tưởng
  • Tham khảo các nền tảng website tư vấn tâm lý
  • Học tập những khóa học liên quan đến kỹ năng mềm để rèn luyện sự mạnh mẽ cho bản thân
  • Xây dựng cuộc sống lành mạnh
  • Tập buông bỏ những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát
  • Chủ động kiểm soát cuộc sống của chính mình
"Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố. Cho nên con gái à, hãy lượng thứ cho bố nhé" (Reply 1988). Bên cạnh đó, các bạn không nên trách móc, giận hờn bố mẹ mình. Bố mẹ có thể “ích kỷ”, “không hiểu bạn”,... nhưng họ chính là những người, bạn có thể tin tưởng nhất. Những gì bố mẹ làm chính là vì muốn tốt cho bạn. Thật ra, bố mẹ cũng chịu nhiều áp lực từ cuộc sống lắm đấy. Cuối cùng hãy mở rộng lòng và tìm cách chia sẻ cùng bố mẹ nhé!
 
Top Bottom