Anh Tuấn và mọi người giúp mình nhé

N

nguyenanhtuan1110

Câu nỳ đúng là chỉ dựa vào dãy điện hóa thôi mà, sao em lại nói là ko chỉ dựa vào nó? :-/
Thứ tự PƯ lần lượt là FeCl3 , CuCl2 , HCl , FeCl2
 
H

hoankc

nguyenanhtuan1110 said:
Câu nỳ đúng là chỉ dựa vào dãy điện hóa thôi mà, sao em lại nói là ko chỉ dựa vào nó? :-/
Thứ tự PƯ lần lượt là FeCl3 , CuCl2 , HCl , FeCl2
lần này thì anh sai thật rùi
em cho anh kết quả luôn
thứ tự phản ứng là
HCl FeCl3 CuCl2 FeCl2
nhưng em không giải thích được
còn sắp như vậy chắc chắn đúng
 
N

nguyenanhtuan1110

hoankc said:
nguyenanhtuan1110 said:
Câu nỳ đúng là chỉ dựa vào dãy điện hóa thôi mà, sao em lại nói là ko chỉ dựa vào nó? :-/
Thứ tự PƯ lần lượt là FeCl3 , CuCl2 , HCl , FeCl2
lần này thì anh sai thật rùi
em cho anh kết quả luôn
thứ tự phản ứng là
HCl FeCl3 CuCl2 FeCl2
nhưng em không giải thích được
còn sắp như vậy chắc chắn đúng
Em đọc ở đâu ra cái đáp án như vậy thế?
Giải thích theo cả thế điện hóa hay theo thế điện cực tiêu chuẩn thì thứ tự PƯ vẫn là Fe3+ và Cu2+ trước.
 
H

hoankc

em nghe giải thích của thày giáo mà không hiểu

trong dung dịch
iôn H+ có bản chất là proton
vì thế khả năng tham gia các phản ứng của nó được ưu tiên hơn
 
T

thanhhai12a2

kích thước của ion H+ ( proton ) nhỏ hơn nhiều so với các ion kim loại nên nó được ưu tiên nếu có điều kiện pư thuận lợi.
Khi Mg pư với các ion KL Cu và Fe sinh ra các nguyên tử KL bám trên bề mặt thanh Mg tạo thành 2 cực của pin Vonta => pư với H+ diễn ra nhanh
thầy giáo mình giải thích thế, hjnh` như cũng đúng đó chứ
 
H

hoankc

22

thanhhai12a2 said:
kích thước của ion H+ ( proton ) nhỏ hơn nhiều so với các ion kim loại nên nó được ưu tiên nếu có điều kiện pư thuận lợi.
Khi Mg pư với các ion KL Cu và Fe sinh ra các nguyên tử KL bám trên bề mặt thanh Mg tạo thành 2 cực của pin Vonta => pư với H+ diễn ra nhanh
thầy giáo mình giải thích thế, hjnh` như cũng đúng đó chứ
ah
ra là thế
mình nghe thày giáo giải thích cũng như thế
nhưng quên mất kích thước của proton nhỏ
nên ko hiểu
 
T

the0979832990

nói như ban không hẳn theo mình thì như thế này :
ví dụ cho Mg vào dung dịch FeSO4 và CuSO4 thì Mg sẽ phản ứng đồng thời với cả hai muối không có lí gì mà Mg chỉ phản ứng với CuSO4 vì bạn phải hiểu theo xác suất thì hai phản ứng xảy ra đồng thời .
Mg + FeSO4 = MgSO4 + Fe
Mg + CuSO4 = MgSO4 + Cu
nhưng Fe được tạo ra lại có thể phản ứng với CuSO4 THEO PHẢN ỨNG
Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu
nếu bạn cộng phương trình 1 với 3 thì bạn sẽ thu được phương trình thứ 2 . vì vậy có thể coi như Mg phản ứng với CuSO4 trước khi hết CuSO4 mà vẫn còn như Mg thì mới đến lượt FeSO4 .Chgungs ta lưu ý do Fe sinh ra ở phương trình 1 vẫn nằm trong dung dịch có chứa CuSO4 nên phản ứng 3 xảy ra được nên chúng ta mới có điều khảng định là Mg phản ứng trước với CuSO4 .
Trở lại thí dụ của bạn thì theo tôi H2 của bạn được tạo ra sẽ bay ra khỏi dung dịch nên sẽ khó có thể nói như bạn được nói như thế chưa hẳn đã đúng
[/tex]
 
H

hoankc

22

the0979832990 said:
nói như ban không hẳn theo mình thì như thế này :
ví dụ cho Mg vào dung dịch FeSO4 và CuSO4 thì Mg sẽ phản ứng đồng thời với cả hai muối không có lí gì mà Mg chỉ phản ứng với CuSO4 vì bạn phải hiểu theo xác suất thì hai phản ứng xảy ra đồng thời .
Mg + FeSO4 = MgSO4 + Fe
Mg + CuSO4 = MgSO4 + Cu
nhưng Fe được tạo ra lại có thể phản ứng với CuSO4 THEO PHẢN ỨNG
Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu
nếu bạn cộng phương trình 1 với 3 thì bạn sẽ thu được phương trình thứ 2 . vì vậy có thể coi như Mg phản ứng với CuSO4 trước khi hết CuSO4 mà vẫn còn như Mg thì mới đến lượt FeSO4 .Chgungs ta lưu ý do Fe sinh ra ở phương trình 1 vẫn nằm trong dung dịch có chứa CuSO4 nên phản ứng 3 xảy ra được nên chúng ta mới có điều khảng định là Mg phản ứng trước với CuSO4 .
Trở lại thí dụ của bạn thì theo tôi H2 của bạn được tạo ra sẽ bay ra khỏi dung dịch nên sẽ khó có thể nói như bạn được nói như thế chưa hẳn đã đúng
[/tex]
Xin lỗi bạn nhé
theo trương trình mà chúng tôi được học
chắc chắn phải hết sạch ion H+
thì mới có phản ứng khác
không thể giải thích theo cách cộng phương trình của cậu được
 
A

akai

em cũng có 1 câu tương tự trong bộ đề là cho Cu , Mg, Fe vào HCL thì cái nào bị ăn mòn
a/Cu
b/Fe
c/ Mg
d/cả 3 cùng tan
theo em thì cứ 2 thằng lại tạo 1 cặp pin-> có 3 cặp. tổng số e thằng Mg cho Fe =thằng Fe cho thằng đồng
như vậy Mg bị tan
liên hệ đến bài của bạn
3 cặp pin Mg/Cu2+,Mg/Fe2+,Mg/Fe3+
số e Mg cho bọn nó = số e bọn nó cho H+ trong HCL
chẳng khác gì Mg pứ trược tiếp với HCL
thế thôi ^^
 
P

phuongvd

thanhhai12a2 said:
kích thước của ion H+ ( proton ) nhỏ hơn nhiều so với các ion kim loại nên nó được ưu tiên nếu có điều kiện pư thuận lợi.
Khi Mg pư với các ion KL Cu và Fe sinh ra các nguyên tử KL bám trên bề mặt thanh Mg tạo thành 2 cực của pin Vonta => pư với H+ diễn ra nhanh
thầy giáo mình giải thích thế, hjnh` như cũng đúng đó chứ

Ở đâu ra cái câu trả lời này thế.
Theo thế điện cực thì sẽ phải phản ứng với Fe3+ trước. Đấy là đã tính đến khả năng là tất cả nồng độ của các ion trong dung dịch bằng nhau. Còn nếu ko thì ko thể so sánh khập khiễng được. Các bạn hãy xem một bài tương tự của mình nhé
 
L

lamuramses_master

phuongvd said:
thanhhai12a2 said:
kích thước của ion H+ ( proton ) nhỏ hơn nhiều so với các ion kim loại nên nó được ưu tiên nếu có điều kiện pư thuận lợi.
Khi Mg pư với các ion KL Cu và Fe sinh ra các nguyên tử KL bám trên bề mặt thanh Mg tạo thành 2 cực của pin Vonta => pư với H+ diễn ra nhanh
thầy giáo mình giải thích thế, hjnh` như cũng đúng đó chứ

Ở đâu ra cái câu trả lời này thế.
Theo thế điện cực thì sẽ phải phản ứng với Fe3+ trước. Đấy là đã tính đến khả năng là tất cả nồng độ của các ion trong dung dịch bằng nhau. Còn nếu ko thì ko thể so sánh khập khiễng được. Các bạn hãy xem một bài tương tự của mình nhé
So sánh định tính thì Thế điện cực nhiều khi cũng phải vứt vì đó là giá trị chuẩn B-)
 
P

phuongvd

akai said:
em cũng có 1 câu tương tự trong bộ đề là cho Cu , Mg, Fe vào HCL thì cái nào bị ăn mòn
a/Cu
b/Fe
c/ Mg
d/cả 3 cùng tan
theo em thì cứ 2 thằng lại tạo 1 cặp pin-> có 3 cặp. tổng số e thằng Mg cho Fe =thằng Fe cho thằng đồng
như vậy Mg bị tan
liên hệ đến bài của bạn
3 cặp pin Mg/Cu2+,Mg/Fe2+,Mg/Fe3+
số e Mg cho bọn nó = số e bọn nó cho H+ trong HCL
chẳng khác gì Mg pứ trược tiếp với HCL
thế thôi ^^

Kiểu bắc cầu này dễ chết ném. Toán thì có bắc cầu còn hóa thì ko.
Cũng như phản ứng:
Al tác dụng được với Oxi
Oxi tác dụng được với hidro
-> Al tác dụng được với hidro
-> Trên thực tế phản ứng này lại không thể xảy ra.
Thêm nữa là cách bạn viết cặp pin sai hoàn toàn. Bạn xem lại nhé:
cặp đầu tiên:
Mg/Mg2+ // Cu 2+/Cu
Mg/Mg2+ //Fe2+/Fe
Mg/Mg2+ //Fe3+/Fe2+
ở cặp thứ 3 ko viết về Fe mà bắt buộc phải viết về Fe2+ như thế bạn sẽ hiểu cái điều bạn nói bên trên là như thế nào nhé.
Chúc bạn học tốt!
>:D< >:D< >:D< >:D< >:D< >:D< >:D<
 
Top Bottom