Văn 9 Ánh Trăng

Giang Nguyễn1512

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tư 2020
1
0
1
18
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Có thể thay thế từ với trong hai câu thơ đầu ở khổ thứ nhất bằng từ ở được không? Vì sao?
2. Viết về trăng ở hai khổ thơ đầu Nguyễn Duy dùng từ tri kỉ, tình nghĩa nhưng đến khổ thơ thứ ba tác giả lại dùng từ người dưng. Hãy lí giải vì sao nhà thơ lại có sự thay đổi đó
Mng giúp mình với. Mình cảm ơn
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1. Có thể thay thế từ với trong hai câu thơ đầu ở khổ thứ nhất bằng từ ở được không? Vì sao?
2. Viết về trăng ở hai khổ thơ đầu Nguyễn Duy dùng từ tri kỉ, tình nghĩa nhưng đến khổ thơ thứ ba tác giả lại dùng từ người dưng. Hãy lí giải vì sao nhà thơ lại có sự thay đổi đó
Mng giúp mình với. Mình cảm ơn
Câu 1:
Không thể thay thế từ "với" thành từ "ở" được vì từ "với" thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa người và thiên nhiên, coi thiên nhiên như người thân, nó gợi một quãng thời gian dài gắn bó với vầng trăng từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành.
Câu 2:
Ở hai khổ đầu, đó là quá khứ đẹp đẽ, mối quan hệ giữa người và trăng thân thiết, gắn bó.
Ở khổ thơ thứ ba, đây là mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại. Mối quan hệ ấy thay đổi hoàn toàn. Khi sống trong yên bình, hạnh phúc với "ánh điện, cửa gương" thì con người cũng xa rời thiên nhiên, con người dần lãng quên vầng trăng, lãng quên đi quá khứ. Chữ "ngỡ" trong khổ thơ thứ hai đã báo trước điều đó.
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom