Văn 9 Ánh trăng

lòng non ngon hơn lòng gà

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2019
107
38
26
18
Bình Định
THCS Nhơn Lộc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy viết:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn"

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ánh trăng". Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ?
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Tự hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương" và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3.Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.
4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vảng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, (Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dân trực tiếp).
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy viết:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn"

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ánh trăng". Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ?
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Tự hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương" và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3.Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.
4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vảng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, (Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dân trực tiếp).
Câu 1:
Bạn tham khảo ở đây nhé
https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-tho-anh-trang.277028/
Câu 2:
Trong 2 câu thơ: "Từ hôi về thành phố/ quen ánh điện, cửa gương" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ qua hình ảnh hoán dụ "ánh điện, cửa gương"- tượng trưng cho cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khép kín, xa rời thiên nhiên để từ đó diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người.
Câu 3:
Câu thơ có sử dụng phép hoán dụ trong chương trình văn 9 là: "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" nằm trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Câu 4:
Bạn tham khảo vài ý để làm bài nhé
- Khi đã quen với cuộc sống tiện nghi, đầy đủ nơi thành phố, con người dường như đã lãng quên vầng trăng cùng những kỉ niệm đẹp. Sự lãng quên vô Tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ "đèn điện tắt". Đây là một tình huống rất quen thuộc nhưng đã tạo ra bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc. Tình huống ấy được tác giả Nguyễn Duy kể lại: "Từ hồi về thành phố, quen ánh điện, cửa gương, vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường".
- Bốn câu thơ với hai từ "thình lình" và "đột ngột" được đảo lộn trật tự nhấn mạnh sự việc bất ngờ: đèn điện tắt, phòng tối om.
- Tình huống bất ngờ tạo nên sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Nơi thành phố với ánh điện cửa gương, con người ít khi chú ý đến ánh trăng, chỉ khi đèn điện tắt thì mới có dịp đối diện với nó. Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng người ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra vầng trăng tròn vẫn tỏa sáng.
- Vầng trăng thiên nhiên không phải chỉ khi đèn tắt mới đột ngột xuất hiện mà nó vẫn bên cạnh, vẫn đồng hành cùng con người bấy lâu nay.

Phần in nghiêng: lời dẫn trực tiếp
Phần gạch chân: câu ghép
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom