Ánh trăng

Trương Phương Hoa

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười một 2017
11
10
21
20
Phú Thọ

Nguyễn Thị Kim Ngân

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
110
147
21
Phú Thọ
Đáp án đây này nàng
Nguồn:Internet


1.
Giới thiệu vấn đề
- Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới biết nói.

- Hình tượng ánh trăng - vầng trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy là một thế giới như thế.

2. Giải thích vấn đề
:
- Hình tượng văn học là một thế giới sống:

+ Đó là hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể.

+ Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.

- Hình tượng văn học là thế giới biết nói:

+ Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống.

+ Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về con người, cuộc sống…để lựa chọn cho mình một lối sống đúng đắn. Người đọc có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu trong tác phẩm mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt.

+ Một tác phẩm văn học đến được với tâm hồn độc giả, có sức sống bền vững qua thời gian khi người nghệ sĩ tạo dựng được thế giới biết nói từ thực tại.

3. Hình tượng ánh trăng – vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy- thế giới biết nói

- Trước hết, vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên. Nguyễn Duy đã xây dựng hình tượng ánh trăng - vầng trăng từ hình ảnh quen thuộc trong thiên nhiên để qua đó nhận thức và gửi gắm tâm sự, gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người về lẽ sống ân tình, thủy chung.

- Trăng trong bài thơ còn mang nhiều ý nghĩa khác:

+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ : Trăng là người bạn tri kỉ của con người suốt từ thời thơ ấu đến khi trở thành người lính-với những năm tháng ở chiến trường. Con người chan hòa với thiên nhiên. Trăng là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm.

+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại: Từ ngày về thành phố, với cuộc sống đầy đủ tiện nghi của ánh điện, cửa gương…con người đã quên đi vầng trăng tình nghĩa; vầng trăng vẫn đi về qua ngõ mà đã trở thành người dưng tự bao giờ…Sự vô tình hay cũng là sự bạc bẽo, vô tâm?

+ Từ một tình huống đột ngột: điện thành phố vụt tắt, phản xạ bật tung cửa sổ, tìm nguồn sáng mới, vầng trăng đột ngột xuất hiện trước mắt nhân vật trữ tình. Đối diện với vầng trăng tròn vành vạnh, ánh sáng như chiếu rọi tâm hồn con người, gọi về bao kỉ niệm. Giật mình gặp lại cố nhân, trong lòng con người trào lên bao cảm xúc: rưng rưng, như là đồng là bể, như là sông là rừng

+ Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên, chung thủy, nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Cuộc sống đổi thay nhưng nghĩa tình thì bền vững. Trăng là người bạn - nhân chứng nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung khiến con người phải giật mình thức tỉnh lương tâm.

+ Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng - vầng trăng, Nguyễn Duy cũng gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ về lẽ sống: cuộc sống hôm nay được xây dựng từ hôm qua, đừng lãng quên, đừng chà đạp lên quá khứ, phải biết trân trọng, tri ân, sống nghĩa tình, thủy chung.

- Liên hệ: Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người, mà có ý nghĩa đối với một thế hệ, với nhiều thời đại. Bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống, với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình.

4. Khẳng định được thế giới biết nói của tác phẩm văn học nói chung, trong bài thơ Ánh trăng nói riêng.
 
Top Bottom