anh ơi giúp em với

D

doducnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

anh học mãi ơi cho em hỏi chút nhé . trong phần bài tập tự luyện của thầy trần phương cho câu cực trị tìm m để hs có hai cực trị nằm về hai phía của dt y=x . hàm số có hai điểm cực trị A(x1,y1) , B(x2,y2) vậy ycbt thực hiện \Leftrightarrow ycđ . yct <0 đúng không anh . trong lời giải em lại thấy dk là (x1-x2)(y1-y2) <0 . điều kiện này là gì đấy anh ? em ko hiểu . giúp em với nhá . thank anh nhé
 
H

hocmai.toanhoc

anh học mãi ơi cho em hỏi chút nhé . trong phần bài tập tự luyện của thầy trần phương cho câu cực trị tìm m để hs có hai cực trị nằm về hai phía của dt y=x . hàm số có hai điểm cực trị A(x1,y1) , B(x2,y2) vậy ycbt thực hiện \Leftrightarrow ycđ . yct <0 đúng không anh . trong lời giải em lại thấy dk là (x1-x2)(y1-y2) <0 . điều kiện này là gì đấy anh ? em ko hiểu . giúp em với nhá . thank anh nhé

Chào em!
Hocmai.toanhoc giải thích thêm cho em hiểu nhé!
Hàm số có hai cực trị nằm về hai của của đường thẳng [TEX]y=x[/TEX] hay [TEX]x-y=0[/TEX]. Dạng này ta dùng vị trí tương đối giữa điểm và đường thẳng (hình lớp 10).
Tức là ở đây thầy tính tích khoảng cách từ A, B đến đường thẳng [TEX]x-y=0[/TEX].
Chú ý tính khoảng cách không lấy giá trị tuyệt đối.
- Nếu d > 0 tức hai điểm A, B nằm cùng phía.
- Nếu d < 0 thì A, B, khác phía.
Còn công thức [TEX]y_cd . y_ct < 0[/TEX] chứng tỏ hai điểm nằm hai phía của trục hoành nên làm thế này là sai.
Còn công thức của thầy dùng là tích khoảng cách từ A, B đến đường thẳng; không phải công thức của em viết đâu nhé!
Em xem lại nhé!
 
D

doducnam

em hỏi thêm chút nhé . anh giải thích hộ em phần vị trí tương đối của điểm và đường thẳng luôn nhé . tại vì em tìm ko thấy phần này . mà em bị quên rồi . anh nhắc lại dùm em nha . cám ơn anh
 
Top Bottom