Tâm sự Ảnh hưởng của văn hóa mạng đến sự hình thành nhân cách con người

DS Trang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
772
973
159
23
Bắc Ninh
K
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những năm gần đây nhờ sự phát triển tiên tiến của xã hội, của công nghệ thông tin nhiều trang mạng xã hội đã được cho ra đời như: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Youtobe, Google... đem lại nhiều ảnh hưởng rất lớn bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực cho đời sống sinh hoạt con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Có thể thấy mục đích, cách thức, mức độ tham gia của mỗi người đều khác nhau tuy nhiên có một điểm chung đó là mạng xã hội như một phần không thể thiếu đối với mỗi người
Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, vì tốc độ cập nhập thông tin rất nhanh, nội dung phong phú và đa dạng... nếu biết khai thác hợp lí thì nó sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong học tập, công việc và cả đời sống hằng ngày.
Mặt tích cực của mạng xã hội là thông qua nó mọi người liên hết hợp tác với nhau thành một nhóm có cùng một sở thích, cùng một ước mơ rồi cùng nhau tổ chức những buổi sinh hoạt offline...từ đó nhiều nhóm cộng đồng mang tính tích cực từ "mạng ảo" đã xuất hiện trong "đời thực" như nhóm các bạn trẻ cùng nhau đi làm từ thiện vào những ngày lễ, nhóm những người mẹ trao đổi kinh nghiệm chăm con... Không những thế, các nhà văn, nhà thơ qua mạng xã hội đem đến trực tiếp cho bạn đọc những tác phẩm và qua sự tương tác để hoàn chỉnh tác phẩm của mình. Nhiều cuộc trao đổi chính trị, nhiều phong trào lớn như bảo vệ biển đảo quê hương đã được phát động và đến với giới trẻ cũng qua mạng xã hội.
Trên thực tế, nhiều lớp học online đã được mở ra hỗ trợ cho các bạn trẻ không có điều kiện đi đến các trung tâm, các lớp học để học tập trực tiếp. Nhiều trang mạng xã hội giúp chúng ta giải trí, thư giãn sau những giời làm việc, học tập căng thẳng, chúng ta có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game trong một mức độ nhất định, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập của chúng ta.
Thông qua mạng xã hội, chúng ta có thể trao đổi các kiến thức với bạn bè, giải đáp những thắc mắc, những bài tập khó cùng với thầy cô giáo. Hiện nay một số trường học còn thành lập sổ điểm online để phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập của con em mình. Đây chính là những ảnh hưởng tốt của mạng xã hội đến chúng ta. Mạng xã hội tuy rộng lớn, đa dạng và phức tạp tuy nhiên nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách nó sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng lựa chọn thông tin, từ đó góp một phần không nhỏ đến sự phát triển, hình thành một xã hội tiên tiến và hiện đại hơn.
Tuy nhiên trên thế giới cái gì cũng có hai mặt tốt và xấu. Bên cạnh cái lợi ích của của mạng xã hội thì cái xấu của nó lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Đặc điểm nổi trội của mạng xã hội là cập nhập thông tin nhanh, nhiều nhưng lại tràn lan, hỗn loạn, lộn xộn, vô bổ, không đúng sự thật thậm chí còn mang tính khiêu dâm.
Đáng ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người khác như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống truy lạc, khiêu khích chiến tranh, lôi kéo tham gia nhiều tổ chức khủng bố đặc biệt là Tổ chức hồi giáo tự xưng IS. Với sự hấp dẫn đặc biệt nó đã làm cho bao bạn trẻ đắm chìm trong cái thế giới đầy rẫy cám dỗ ấy, rồi đến lúc nhận ra thì đã không thể quay lại được nữa.
Mạng xã hội - nơi ta sống không thực và thiếu thực tế. Ở mạng xã hội có một quy luật là "đẹp khoe, xấu che", chính vì cái quy luật đó khiến chúng ta trưng ra cái gì đẹp đẽ nhất, cao quý nhất của bản thân mình, thậm chí không phải là của mình. Như vậy chúng ta đang lừa dối bản thân và lừa dối tất cả mọi người.
Có một vấn nạn mà hầu như bạn trẻ hiện đại nào cũng có thể mắc phải là "nghiện facebook". Đầu tiên có nhiều người tham gia facebook vì được bạn bè gọi mời, tuy nhiên sau một thời gian nó lại trở thành một thói quen không thể bỏ. Có nhiều người một ngày không lên facebook tán gẫu với bạn bè thì thân thể lại bứt rứt không yên. Thậm chí có nhiều người còn mắc phải "Hội chứng Facebook", hằng ngày không làm gì cũng lên facebook, đôi khi chỉ up-date những điều không đâu.
Bên cạnh đó hội chứng "cuồng selfie" cũng rất nguy hiểm đối với các bạn trẻ. Xu hướng chụp hình selfie, chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại thoại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần khi chúng ta quá tập trung đến việc chăm chút hình ảnh, vẻ bề ngoài. Theo bác sĩ David Veal- một nhà tâm thần học, từ khi có việc chụp ảnh "tự sướng", số bệnh nhân bị hội chứng rối loạn ám ảnh sợ bị xấu, sợ bị dị dạng tăng lên rất nhiều. Trên thế giới có nhiều vụ tử vong vì chụp ảnh tự sướng đã gây ám ảnh rất lớn cho toàn nhân loại tiêu biểu là: Vào tháng 1/2015, ba sinh viên người Ấn Độ đã bị tàu sắt cán chết khi đang có chụp ảnh "tự sướng" càng gần con tàu càng tốt hay vào tháng 9/2015, một thanh niên 17 tuổi chuyên chụp ảnh "tự sướng" ở những vị trí nguy hiểm có tài khoản Instagram là Drewsssik đã tử vong do ngã từ mái của một tòa chung cư 9 tầng xuống khi đang chụp ảnh tự sướng.Việc để ý nhiều đến những hình ảnh được đăng lên các trang mạng xã hội , việc tìm kiếm những người "Like" hay "comment" trên những bức ảnh đó, việc sưu tầm một lượng lớn những người like bức ảnh tự sướng của mình...là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các bác sĩ cho rằng tình trạng này sẽ phát sinh ra những vấn đề về não trạng trong tương lai, đặc biệt là sự thiếu tự tin.
Để giúp cho thanh niên tham gia các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích, có văn hóa thì điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan phải làm tốt công tác giáo dục , hướng dẫn cho họ cho họ hiểu rõ cả lợi ích lẫn tác hại của mạng xã hội đến cuộc sống, con người, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập trong khi tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.
Bên cạnh việc giáo dục nâng cao nhân thức về các trang mạng xã hội thì cần phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng để tham gia các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là làm sao để giúp họ hiểu được hai mặt của xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, bừa bãi, thiếu đạo đức. Chỉ cho họ cách ứng xử và khả năng miễn dịch đối với các thông tin lôi kéo, phản động... được đăng tràn lan trên mạng xã hội. Đồng thời giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của thanh niên, giúp họ làm chủ, kiểm soát bản thân mình để tránh khỏi những tệ nạn xã hội.
Để làm được điều đó, các phụ huynh, giáo viên... cần phải hiểu biết về mạng xã hội, phải biết sử dụng tiện ích của nó vào công việc, vào giải trí lành mạnh, không được phê phán bừa bãi hay chỉ lên án tiêu cực các trang mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ.
Thường xuyên giáo dục cho lớp trẻ ngày nay về những truyền thống dân tộc, giá trị cao đẹp của một công dân, một người lính, một người quân nhân cách mạng, nhất là giá trị phẩm chất của "Bộ đội Cụ Hồ". Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể, tổ chức các buổi dã ngoại, văn hóa văn nghệ, giải trí lành mạnh... vừa để nâng cao đời sống tinh thần, vừa tạo một không gian thuận lợi cho việc kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao tình đoàn kết và đem lại nhiều kỉ niệm đẹp cho tuổi học trò. Thực tiễn, nếu cơ quan, gia đình, trường học thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thì thanh niên đa phần dùng thời gian đó để lên mạng xã hội rồi gây ra những hành vi vi phạm pháp luật không đáng có.Vì vậy, biện pháp tốt nhất, thiết thực nhất là cố gắng tổ chức thêm nhiều hoạt động sinh hoạt chung, qua đó vừa quản lý được thanh niên đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực, đa chiều của mạng xã hội đối với giới trẻ.
Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội.
Hãy cho chúng tôi được biết suy nghĩ của bạn về thực trạng này!
 
Top Bottom